Tiểu Luận Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách việc làm ở huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa T

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mọi quốc gia.
    Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”.


    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
    1.1. LÝ THUYẾT VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
    1.1.1. Việc làm
    Theo quan điểm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái của sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng sức lao động đó”.
    Tại điều 55 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động”. Công dân có sức lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với những người xung quanh trong cộng đồng. Do đó, hơn bao giờ hết, việc làm có vai trò hết sức quan trọng.
    Điều 13 Luật Lao động quy định:Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
    Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
    - Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
    - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó.
    Một số khái niệm liên quan đến việc làm:
    ü Dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động): Toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
    ü Dân số không hoạt động kinh tế: Toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người này không hoạt động kinh tế vì lý do: đang đi học, ốm đau .
    ü Người có việc làm: là những người trong dân số hoạt động kinh tế đang làm việc để nhận tiền lương.
    ü Người thất nghiệp: là người trong dân số hoạt động kinh tế không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc
    1.1.2. Chính sách việc làm
    Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước đối với các vấn dề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nha, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
    Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu , xã giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể hiện thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
    Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. Đối với nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện.
    Chính sách việc làm tác động tới một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Chính sách việc làm có mối quan hệ biện chứng với các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội khác, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách việc làm với các chính sách như: chính sách dân số, chính sách giáo dục- đào tạo, chính sách cơ cấu kinh tế Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn nhân lực được sử dụng có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...