Luận Văn Những thuận lợi và khó khăn của VNPT trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những thuận lợi và khó khăn của VNPT trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

    1. Những thuận lợi và khó khăn của VNPT trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
    Thực hiện chủ chương mở cửa để phát triển mạnh hơn nền kinh tế quốc dân của Đảng, từ năm 1995 đến nay chúng ta đã tiến hành hàng loạt các hoạt động gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế, mở rộng các quan hệ song phương với nhiều nước. Song mở cửa, ngoài cơ hội chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
    Đối với một nước đang phát triển ở vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá như Việt Nam, hội nhập kinh tế có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Sự giao lưu kinh tế quốc tế chẳng những đem lại những nguồn hàng hoá và dịch vụ phong phú của thế giới cho tiêu dùng trong nước với chất lượng cao, giá hạ, những nguồn bổ sung lớn về khoa học công nghệ, thiết bị máy móc, kinh nghiệm quản lý hiện đại, mà còn tạo nên động lực kích thích, khơi dậy các nguồn tiềm năng sẵn có của đất nước, tạo nên bầu không khí sôi động của nền kinh tế. Mở rộng thương mại và đầu tư đã và sẽ là cơ hội, là nguyên nhân quan trọng, là đòn bẩy thúc đẩy tiến trình cải cách và đổi mới nền kinh tế, làm sống động nền kinh tế đất nước, làm cho con người Việt Nam trở nên năng động, khẩn trương, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và trong sinh hoạt, từ đó vị thế quốc tế, thế và lực của Việt Nam trong thương mại quốc tế sẽ nâng lên.
    Tuy nhiên, sự hội nhập để phát triển là vấn đề không đơn giản, đã và đang đặt ra hàng loạt thách thức đối với Việt Nam. Vận hội và gánh nặng hội nhập kinh tế không chỉ đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo cao cấp nhất, mà đặt trên vai từng ngành, từng doanh nghiệp . Với vai trò đặc biệt của một ngành phục vụ thông tin liên lạc, với những điểm hết sức đặc thù trong cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cũng đang hoà vào dòng chảy của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
    Cam kết thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế trong ASEAN tháng 7/1995, chính thức là thành viên của APEC từ tháng 11/1998, ký kết hợp đồng thương mại Việt - Mỹ tháng 7/2000 và sẽ tham gia vào WTO, Việt Nam đã đặt nền móng quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường hội nhập. Mỗi doanh nghiệp để nâng cao sức mạnh cạnh tranh cần nhìn nhận rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trình hội nhập để tận dụng hoặc có biện pháp khắc phục cho phù hợp và linh hoạt. Đây là bước khởi đầu cần thiết trong quá trình chuẩn bị.
    1.1. Những thuận lợi trong hội nhập quốc tế
    Cũng như các doanh nghiệp khác, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ mang lại cho VNPT những lợi ích chủ yếu từ những lợi ích chung sau:
    - Ngăn ngừa được tình trạng bị phân biệt đối xử, chèn ép trong thương mại quốc tế.
    - Có cơ sở đấu tranh để được hưởng những đối xử ưu đãi dành cho cá nước chậm phát triển hoặc có nền kinh tế đang chuyển đổi;
    - Có điều kiện mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ, qua đó có được tăng trưởng cao và lâu bền;
    - Phát huy các lợi thế so sánh về nguồn nhân lực , vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên;
    - Nâng cao vị thế quốc tế, nhất là với các nước lớn, định hướng điều chỉnh có lợi cho đất nước;
    - Thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại tổ chức quản lý với cơ chế còn nhiều khía cạnh mang tính bao cấp, xin - cho sang một cơ chế dựa trên tiêu thức hiệu quả, năng động và linh hoạt.
    1.2. Những khó khăn và thách thức
    Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thử thách trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực:
    - Trình độ phát triển kinh tế thấp và năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất và dịch vụ còn yếu. Vì vậy, phải giải quyết thoả đáng giữa hội nhập và bảo hộ về mặt tời gian và "mức độ tăng trưởng" của ngành hay doanh nghiệp một cách chủ động;
    - Việt Nam đi sau nhiều nước trong khu vực; công tác chuẩn bị cho hội nhập còn rất hạn chế;

     
Đang tải...