Tiểu Luận Những thuận lợi và khó khăn của quá trình CNH-HĐH Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những thuận lợi và khó khăn của quá trình CNH-HĐH Việt Nam
    MỤC LỤC​​​
    I/LỜI NÓI ĐẦU . 1
    II/ NỘI DUNG CHÍNH 2
    CHƯƠNG I: LÍ LUẬN . 2
    1)Khái niệm: . 2
    2)Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH: 3
    3)Tác dụng của CNH-HĐH: 3
    4)Mục tiêu, quan điểm CNH, HĐH Mục tiêu 3
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM . 5
    1)Trạng thái xuất phát mới của đất nước sau hơn 10 năm đổi mới . 5
    2)Những thuận lợi và khó khăn của quá trình CNH-HĐH Việt Nam . 6
    3)Thực trạng Việt Nam hiện nay 8
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG – GIẢI PHÁP 11
    1) Một số biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn (NN&NT) . 11
    2) Một số biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp (CN) 12
    3) Một số biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành
    dịch vụ (DV) 14
    4) Một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho CNH-HĐH 15
    III/ KẾT LUẬN 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18


    I/ LỜI MỞ ĐẦU​​​
    Đất nước Việt Nam của chúng ta có những trang sử vô cùng đặc biệt: hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tiếp đó là chịu sự đô hộ của thực dân phong kiến, rồi lại bị đế quốc phương Tây xâm lược. Nhưng chưa bao giờ nhân dân ta chịu khuất phục trước bọn cướp nước. Bằng sự quyết tâm và ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam, cùng sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1975 cuối cùng non sông đất nước cũng thu về một mối. Đảng ta vẫn luôn trung thành với tư tưởng cua chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Vào thời kỳ này CNXH vẫn là hệ thống trên phạm vi toàn thế giới. Mới thoát khỏi chiến tranh, chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh tế trong thời bình, do đó vào thời kỳ từ 1976 đến 1985 trên phạm vi cả nước đã áp dụng mở rộng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp như bao nước XHCN khác. Chính quyết định này đã đưa nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trong suốt một thời gian. Nhanh chóng nhận ra sai lầm, Đảng ta đã tiến hành sửa đổi đường lối của mình. Đại hội VI (tháng 12-1986) là một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nươc ta, trong đó có đổi mới kinh tế. Đại hội VII (tháng 9-1991), Đại hội VIII (tháng 6-1996), Đại hội IX (tháng 4-2001) đã tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và bổ sung các chính sách đổi mới kinh tế. Nền kinh tế nước ta sẽ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

    Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập nên chưa được hoàn thiện. Vì vậy, quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của quá trình CNH-HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN.
     
Đang tải...