Tiểu Luận Những thuận lợi khó khăn trong thực hiện chính sách việc làm ở huyện Phong Điền

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, khi công cuộc đổi mới của nước ta đang bước vào giai đoạn khẩn trương, toàn diện cùng với các chính sách phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người như: Chính sách giải quyết việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính sách đối với người có công với đất nước . Nhờ đó Việt Nam đã đạt được những thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội. Từ một nước cái gì cũng thiếu nay đã dư thừa, từ chỗ lạc hậu về cơ sở hạ tầng nay từng bước xây dựng hiện đại. Nói chung nước ta trở thành một nước có nền kinh tế năng động, ổn định và phát triển nhanh. Tuy nhiên để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với nước phát triển còn rất nhiều chính sách chúng ta phải giải quyết, những chính sách xã hội: nổi lên gay gắt như: Người chưa có việc làm, thiếu việc làm ngày càng tăng. Sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng, trong các chính sách nêu trên lao động và việc làm đang là một trong những chính sách có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam chóng ta. Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
    Thực trạng dân số Việt Nam hiện nay vẫn tập trung ở khu vực nông thôn ( hơn 60 triệu dân ). Tỷ lệ dân số sông ỏư khu vực nông thôn của Việt Nam chiếm hơn 70%. Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 71,1% lao động cá nhân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch chậm, trong khi gia tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục, cũng với nhưng rủi ro của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã và đang tạo ra những thách thức đối với việc làm ở khu vực nông thôn. lực lượng ở khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ do có tỷ lệ các nhóm tuổi 15 – 29 chiếm 1/3 dân số trong độ tuổi lao động. Trong tương lai không xa lực lượng này sẽ là động lực chính cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nếu chúng ta có những chiến lược, chính sách tốt trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm . ngay từ bây giờ.
    Trong bối cảnh như vậy, sau khi học xong môn học “ Hoạch định và thực thi chính sách công ” , xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, cùng với kiến thức được giảng viên truyền đạt, hiểu biết bản thân về chính sách việc làm và tìm hiểu thêm chính sách việc làm ở địa phương tôi chọn đề tài: Những thuận lợi khó khăn trong thực hiện chính sách việc làm ở huyện Phong Điền. để làm tiểu luận của môn học.
    B. NỘI DUNG
    Phong điền, là một huyện nghèo ở phía Bắc tỉnh TT - Huế, có địa hình khá phức tạp bao gồm : đồng bằng, trung du, miền núi; được trải dài từ ven biển phía phá Tam Giang đến vùng núi phía tây của dãy Trường Sơn, tiếp giáp với 4 huyện Quảng Điền, Hương Trà, A Lưới, Hải Lăng ( Qtrị ) . Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thiên tai bão lụt hàng năm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tích luỹ từ nội bộ kinh tế thấp, tiềm lực kinh tế của nhân dân còn mỏng do vậy năng lực đầu tư để phát triển kinh doanh có nhiều hạn chế nhất định
    Với nguồn lực lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện là 54.295 người, trong đó 19.178 người được đào tạo nghề. Nhu cầu đào tạo lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 là 7.500 người, trong đó có khả năng huy động lao động trên địa bàn huyện tham gia học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trên 4.500 người. Cùng với việc quy hoạch và nhu cầu phát triển của cụm Công nghiệp, và Khu công nghiệp tại huỵện. Việc đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy, công ty, xí nghiệp tại cụm Công nghiệp xã Điền Lộc; và Khu công nghiệp tại Thị trấn của Huyện. Việc tuyển dụng lao động của các nhà máy, công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện với yêu cầu cần tuyển dụng lao động đã qua đào tạo nghề ở các trình độ thì chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước, một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Có vị trí rất quan trọng đối với huyện Phong Điền để phát triển nguồn nhân lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính sách việc làm là chính sách trung tâm, là chính sách con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền.
    Trong những năm qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế. Huyện Phong Điền đã ban hành một số chính sách xã hội nhân bản, hướng vào phục vụ lợi ích của con người và phát triển con người toàn diện trong đó đặc biệt là chính sách phát triển dân trí, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo công ăn việc làm . chính vì vậy đã giải quyết vấn đề an sinh cho người dân trên địa bàn huyện. Trong các chính sách xã hội, chính sách cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp cho xã hội. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Sau 03 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nên chính sách việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng như:
    - Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động nông thôn chưa có việc làm hoặc có việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp muốn chuyển đổi nghề, hoặc nông nhàn trong thời vụ để cải thiện cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm.
    - Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, mở rộng quy mô bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện theo hướng Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...