Tiểu Luận Những thử thách và thành tựu mà việt nam đã đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1
    MỤC LỤC 2
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    1.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 6
    1.1.1 Khái niệm 6
    1.1.2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 6
    1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan 7
    1.3 Tình hình thương mại toàn cầu 9
    1.4 Quan điểm và đường lối của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế .10
    CHƯƠNG 2 NHỮNG THỬ THÁCH VÀ THÀNH TỰU MÀ VIỆT NAM
    ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
    QUỐC TẾ
    2.1 Những thử thách đặt ra cho Việt Nam trên con đường hội nhập 14
    2.1.1 Những vấn đề thử thách trong nước 14
    2.1.2 Thử thách ngoài nước 16
    2.2 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 18
    2.2.1 Hoạt động thương mại trong nước 18
    2.2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu 21
    2.2.3 Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế 24

    CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP VIỆT NAM GIA NHẬP KINH
    TẾ QUỐC TẾ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
    3.1 Điều chỉnh chích sách và các biện pháp thực hiện chính sách thương mại 26
    3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập 27
    3.3 Hạn chế tác động xấu của quá trình hội nhập 29
    3.4 Đào tạo nâng cao kiến thức về hội nhập 32
    KẾT LUẬN 35
    Tài liệu tham khảo. 36

    Việt Nam tiến hành những cải cách kinh tế sâu rộng từ cuối thập kỷ 1980. Một bộ phận quan trọng của những chương trình cải cách đó là chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại - đầu tư, và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ chỗ chỉ có quan hệ mậu dịch với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các nước khác, đặc biệt là các nền kinh tế có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới như Mỹ, liên minh Châu Au (EU), Nhật, Trung Quốc và các con rồng Châu Á ( Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc). Việt Nam đã có những cải cách quan trọng và những thay đổi căn bản trong chính sách thương mại, đồng thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài kể từ năm 1988. Về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế – thương mại khu vực quốc tế. Đó là việc gia nhập Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1995; gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998; nộp đơn xin gia nhập và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1995 và đang tiến hành đàm phán để trở thành thành viên chính thức. Ngoài ra, Việt Nam đã kí Hiệp định khung về hợp tác với EU năm 1995 và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2000.
    Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có những điều chỉnh chính sách quan trọng. Ngược lại, những thay đổi đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với Việt Nam? Vì thế một vấn đề lớn được đặt ra là liệu Việt Nam có nên tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế hay không?
    Quá trình hội nhập thương mại thế giới của Việt Nam đang trên đà hội nhập, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam chỉ là nền kinh tế kém phát triển và chưa theo đuổi được nền kinh tế của các nước phát triển khác; để có thể thực sự tiến gần đến cánh cửa WTO thì vẫn còn rất nhiều việc mà Việt Nam phải làm và phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm nhất là liệu Việt Nam có kịp gia nhập vào WTO vào năm 2005 hay không, vì điều này sẽ tác động rất lớn đến đời sống kinh tế của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...