Chuyên Đề Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam
    Lời mở đầu

    Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ và của phân công lao động quốc tế hiện nay, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu,phân công hợp tác quốc tế. Do vậy, quan hệ kinh tế quốc tế là nhân tố, là biện pháp để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, có hiểu quả. Mặt khác, phát triển công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho đất nước có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu, là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của công nghiệp, nó là bản chất của hoạt động thương mại quốc tế trong phát triển kinh doanh công nghiệp. Cho nên để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đảng ta đã chủ trương “ tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới .”
    Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU hiện nay đang là vấn đề trung tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Mặt khác, hãng dệt may lại đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU có ý nghĩa tầm chiến lược đối với sự phát triển ngoại thương nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
    Xuất phát từ những thực tế trên và nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam và thị trường EU là một thị trường tiềm năng song cũng có những quy định hết sức khắt khe đòi hỏi hàng dệt may Việt Nam phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường này. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Những thời cơ và thách thức khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam”.
    Nội dung của đề tài này bao gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu.
    Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
    Chương III: Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
    Trên cơ sở những kiến thức đã học và việc tổng hợp các tài liệu, sách báo, tạp chí em hy vọng đưa ra được nội dung cô đọng và cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trong quá trình thực hiện đề án môn học này, mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân song do trình độ, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế; nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và cùng bạn đọc.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo em làm đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp.



    Mục lục

    Lời mở đầu 1
    Chương I 3
    Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu 3
    I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
    1. Khái niệm và đặc điểm 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Đặc điểm 3
    2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
    II. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 6
    1. Nhân tố kinh tế 6
    2. Nhân tố khoa học và công nghệ 7
    3. Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự 7
    4. Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế – chính trị 8
    Chương II 10
    Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang 10
    thị trường EU 10

    I. Vị trí của ngành dệt may và thị trường EU 10
    1. Vị trí của ngành dệt may 10
    2. Vị trí của thị trường EU 11
    2.1. EU - Thị trường rộng lớn và thống nhất 11
    2.2. EU - Trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới 11
    2.3. EU - nền ngoại thương phát triển thứ hai thế giới 12
    II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 12
    1. Về kim ngạch xuất khẩu 12
    2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 14
    3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu 15
    4. Về cơ cấu thị trường 17
    5. Cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường EU 18
    III. Đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang EU 20
    1. Những thành tựu đạt được 20
    2. Những khó khăn còn tồn tại 21
    3. Nguyên nhân 23
    IV. Dự báo tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010 24
    1. Thời cơ 24
    2. Những thách thức 25
    Chương III 27
    Các kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 27
    hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
    27
    I. Phương pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang EU 27
    1. Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng về mọi mặt 27
    2. Hình thức xuất khẩu 27
    3. Phẩm cấp của sản phẩm 28
    II. Các kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 28
    1. Mở rộng thị trường, thị phần 28
    2. Thu hút vốn đầu tư và quản lý vốn 28
    3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 29
    4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu 29
    Kết luận 31
    Tài liệu tham khảo 32
     
Đang tải...