Tiến Sĩ Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang
    TRANG PHỤ BÌA 1
    LỜI CAM ĐOAN 2
    MỤC LỤC 3

    MỞ ĐẦU 4
    Chương 1. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HÌNH VỀ CHẤT LIỆU, KỸ THUẬT
    CỦA NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN TRƯỚC NĂM 1925
    10
    1.1. Tổng quan về nghệ thuật sơn mài 10
    1.2. Nghề sơn truyền thống Việt Nam 22
    Tiểu kết chương 1 50

    Chương 2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
    TỪ NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN THÀNH SƠN MÀI HỘI HỌA
    52
    2.1. Sự ra đời của sơn mài hội họa 52
    2.2. Những tìm tòi cải tiến kỹ thuật, chất liệu
    để thành sơn mài hội họa 60
    2.3. Một số cách tân về phong cách trong hội họa sơn mài
    trước “Đổi mới” 90
    2.4. Những thay đổi của sơn mài mỹ nghệ
    sau khi sơn mài hội họa ra đời 95
    Tiểu kết chương 2 100

    Chương 3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
    CỦA NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TỪ SAU “ĐỔI MỚI” 102

    3.1. Bối cảnh chung của mỹ thuật Việt Nam sau “Đổi mới” 102
    3.2. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của hội họa sơn mài 108
    3.3. Thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của sơn mài mỹ nghệ
    trong các làng nghề 120
    Tiểu kết chương 3 145

    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC 160

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trên cơ sở những phát hiện khảo cổ học tìm thấy qua các cuộc khai quật, chúng ta được biết, nghề sơn ở nước ta có từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ 6, 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 sau Công nguyên). Trải qua trên hai ngàn năm, nghề sơn đã đạt được đến trình độ hoàn hảo từ khâu trồng cây sơn, lấy nhựa sơn, rồi phân loại pha chế nhựa sơn đến kỹ thuật chế tác các loại sản phẩm (đồ thờ, đồ dùng trong hoàng cung và đồ gia dụng). Từ những bước đi ban đầu chỉ mới dùng nhựa sơn như một thứ keo để hàn gắn, nhu cầu của cuộc sống xã hội đã dần hình thành nên các sản phẩm sơn mang đậm phong cách Việt.
    Suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, có thể thấy, kỹ thuật và chất liệu làm sơn ta không biến đổi nhiều; về sản phẩm nghề sơn cũng vậy. Chưa bao giờ nghề sơn lại có những biến đổi nhanh như thời gian gần đây. Điều này không chỉ thể hiện rõ ở lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp mà cả trong một số loại hình sản phẩm mỹ nghệ dân gian tại các làng nghề cũng có những biến đổi để phù hợp với thị trường, đáp ứng thẩm mĩ đa dạng hơn. Biến đổi để tồn tại và phát triển là qui luật chung, sơn mài mĩ nghệ cũng buộc phải biến đổi ở nhiều khía cạnh như: kỹ thuật sản xuất, chất liệu và mẫu mã sản phẩm, phương thức hoạt động nghề, đặc biệt là sự biến đổi trong tư duy hoạt động nghề, dẫn đến những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội ở các làng nghề .
    Những biến đổi này có những ưu điểm, nhưng cũng không ít những bất cập khiến những người quan tâm đến sơn mài Việt Nam phải suy nghĩ dù biết rằng đó là điều không thể tránh khỏi. Trong rất nhiều sự biến đổi đó, điều đáng phải suy nghĩ nhất chính là những biến đổi về kỹ thuật sản xuất và chất liệu sơn mài, bởi đây chính là việc còn hay mất một nền/di sản nghệ thuật sơn mài truyền thống vốn đã đạt được những giá trị đáng tự hào. Vì vậy, nghiên cứu về biến đổi kỹ thuật, chất liệu sơn mài sẽ cho chúng ta thấy được những gì được mất của nghệ thuật sơn mài sau những thăng trầm thời cuộc.
    Trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt từ thế kỷ 17 trở đi nghề sơn phát triển mạnh phục vụ trang trí nội thất các công trình tôn giáo tín ngưỡng và nội thất cung đình. Từ những năm 30 của thế kỷ 20, những họa sĩ thuộc thế hệ đầu của Trường Mĩ thuật Đông Dương, với việc tiếp cận và nắm vững phương pháp tạo hình châu Âu, lại có ý thức quay về học tập và kế thừa nghệ thuật tạo hình dân tộc, kế thừa truyền thống, để độc lập sáng tạo, có chí hướng xây dựng một nền mĩ thuật Việt Nam mang bản sắc dân tộc. Từ những bước đi ban đầu ấy đến nay sơn mài đã trở thành một chất liệu của hội họa độc đáo ở Việt Nam.
    Trong nhiều thập kỷ qua, nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam đã có những bước tiến dài trong khám phá và xử lý những chất liệu mới. Từ bảng màu vàng - đỏ - đen được vẽ trực tiếp lên gỗ, của các nghệ nhân dân gian, các họa sĩ sơn mài hiện đại đã có những cách tân vượt bậc về kỹ thuật, chất liệu để chuyển hóa từ một hình thức của mĩ nghệ trang trí thành một phương tiện - một ngôn ngữ tạo hình, biểu đạt thế giới nội tâm của con người. Nghiên cứu về những biến đổi này để thấy được những sáng tạo và đóng góp của lớp họa sĩ sơn mài đầu tiên của Việt Nam.
    Nghệ thuật sơn mài với tư cách là đặc sản văn hóa của Việt Nam luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình phát triển của kỹ thuật, chất liệu và hiệu quả thẩm mĩ của những phát kiến này.
    Là một người đã tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và làm luận văn thạc sĩ tại Viện nghiên cứu văn hóa, tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được tiếp cận nghiên cứu để thấy được biến đổi của nghề sơn trong dòng chảy của nghệ thuật và đời sống hiện đại. Để từ đó, tìm ra những hiệu quả của sự biến đổi và hướng đi trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong một lĩnh vực nghệ thuật và một lần nữa khẳng định sức sáng tạo vô cùng phong phú của những người nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại làm đề tài luận án.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Nghiên cứu những thay đổi về kỹ thuật và chất liệu của nghệ thuật sơn mài Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau để thấy được những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến những biến đổi đó, qua đó khẳng định những biến đổi trong nghệ thuật sơn mài là qui luật khách quan để tồn tại và phát triển.
    2.2. Trình bày thành quả của nghệ thuật sơn mài từ khi là chất liệu dùng để trang trí, tăng độ bền cho đồ vật, rồi trở thành chất liệu của nghệ thuật tạo hình và ngày nay là chất liệu để làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu để thấy được giá trị quí báu về mặt văn hóa, kinh tế - xã hội của nghệ thuật này. Ngoài ra, qua những phân tích về bất cập của những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn mài, luận án cũng muốn góp một tiếng nói về vấn đề bảo tồn một nghệ thuật cổ truyền độc đáo của dân tộc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những chất liệu và kỹ thuật dùng cho việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề và các tác phẩm sơn mài hội họa của các họa sỹ.
    - Phạm vi nghiên cứu: Những ứng dụng chất liệu, kỹ thuật của nghề sơn trong dân gian và trong các xưởng, trường nghệ thuật. Đặc biệt tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1925 đến nay, bởi đây là giai đoạn nghề sơn có nhiều biến đổi trong việc dùng chất liệu và kỹ thuật, nhiều chất liệu mới được đưa vào ứng dụng (sơn Nhật, sơn điều .), nhiều kỹ thuật mới được thực hành. Điều này đã tạo nên một sắc diện mới cho nghề sơn truyền thống Việt Nam.
     
Đang tải...