Tiểu Luận Những thay đổi trong truyền thống văn hóa của người Cơ Ho trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hó

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCPhần một: Dẫn luận. Trang
    I/ Tính cấp thiết của đề tài . 2

    II/ Mục tiêu của đề tài 3
    III/ Nhiệm vụ của đề tài . 3
    IV/ Phương pháp nghiên cứu . 4
    V/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 4
    Phần hai: Nội dung
    Chương I:Tìm hiểu tổng quan về người Cơ Ho và truyền thống văn hóa của họ. . 5
    1.Các nhóm . 5
    2.Kinh tế . 6
    3. Xã hội . 7
    4. Sinh hoạt . 8
    5. Tín ngưỡng 9
    6. Văn học nghệ thuật 10
    7. Lễ hội . 10
    Chương II: sự thay đổi về truyền thống văn hóa hiện nay của người Cơ Ho trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, sinh hoạt, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật và lễ hội. 11
    1.Kinh tế . 13
    2. Xã hội . 14
    3. Sinh hoạt . 15
    4. Tín ngưỡng . 16
    5. Văn học nghệ thuật 16
    6. Lễ hội . 17
    Chương III: Các giải pháp, kiến nghị để truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển và nhất là người Cơ Ho ở Tây Nguyên. 19
    Phần: Kết luận. . 21
    Tài liệu tham khảo. 23


    ĐỀ TÀI: Những thay đổi trong truyền thống văn hóa của người Cơ Ho trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Phần một: Dẫn luận
    I/ Tính cấp thiết của đề tài:
    - Lý do tôi chọn đề tài này cũng vì nhưng mục đích và tính cấp thiết của nó. Chúng tôi nhằm tìm ra những cái mới, cái thay đổi, sự thay đổi diễn ra như thế nào? Những sự đổi thay đó có những điều gì cần định hướng cho xã hội cũng như dân tộc Cơ Ho nói riêng và từ đó đưa ra những giải pháp cấp thiết nhằm phục vụ cho việc đưa ra những chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối vùng đồng bào dân tộc nói riêng và cả nước nói chung.
    - Những đổi thay trong văn hóa truyền thống của người Cơ Ho so với văn hóa hiện nay, những nguyên nhân nào làm cho có sự đổi thay như vậy?, và từ những đổi thay đó thì có ảnh hưởng gì đến sự tồn vong của một dân tộc như người Cơ Ho (mặt tích cực và mặt tiêu cực). Trong thời kỳ hiên nay sự thay đổi này không chỉ có ở người Cơ Ho mà là diễn ra trong toàn xã hội không chỉ trong một tộc người hay chỉ đơn thuần một dân tộc, nhưng những thay đổi đó có đem lại lợi ích cho xã hội đó hay không? Hay chỉ phục vụ cho một dân tộc, có phù hợp với quy luật phát triển của xã hội không? Dưới áp lực của xã hội hiện nay họ còn giữ được bản sắc truyền thống của mình như thế nào?.
    - Chính vì những lý do đó tôi đã chọn đề tài: : “Những thay đổi trong truyền thống văn hóa của người Cơ Ho trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để nghiên cứu.
    II/ Mục tiêu của đề tài:
    - Mục tiêu của chúng tôi là nhăm cung cấp thông tin để từ đó có một cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, từ đó có những chính sách phù hợp để phát triển văn hóa mà vẫn giữ được văn hóa truyên thống của mình.
    - Có thể tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi, tìm ra mặt tích cực và mặt tiêu cực của sự thay đổi đó. Từ đó đề xuất một số kiến nghị cho các cơ quan chức năng, ban ngành liên quan để tham khảo.
    III/ Nhiệm vụ của đề tài:
    Để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra nên chúng tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu về dân tộc Cơ Ho, so sánh sự thay đổi giữa văn hóa truyền thống và sự tiếp biến văn hóa hiện nay của dân tộc này và sự thay đổi đó đang diễn ra như thế nào?.
    - Tìm hiểu sự thay đổi ở các lĩnh vực: Hoạt động sản xuất, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, nhà cửa, trang phục, đời sống tinh thần (lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng, văn học nghệ thuật), tệ nạn xã hội, lối sống giới trẻ.
    - Tìm hiểu về người Cơ Ho, thực trạng, nguyên nhân của sự đổi thay.
    - Từ đó đề xuất các giải pháp cho các cơ quan ban ngành tham khảo và đưa ra những định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước tham khảo, để có những hành động cụ thể đối với vùng đồng bào dân tộc. Việc bảo tồn,gìn giữ các sản phẩm văn hóa truyền thống của các dân tộc, định hướng cho họ có những tiếp thu văn hóa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại thời kỳ đổi mới.
    IV/ Phương pháp nghiên cứu:
    Ở đây chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...