Thạc Sĩ Những thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO và bài học kinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/11/13
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không chỉ tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội của các quốc gia mà còn tác động đến các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng. Cụ thể là việc gia nhập WTO đã thúc đẩy việc hình thành một khung pháp lý hợp nhất, có tính chất quy chuẩn và minh bạch cho việc thực hiện hoạt động kiểm toán; thúc đẩy việc sửa đổi nội dung và chức năng kiểm toán; thúc đẩy việc công khai hoá và minh bạch hoá các kết quả kiểm toán; đồng thời thúc đẩy việc tiêu chuẩn hoá hoạt động kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán. Nhận thức được những tác động đó, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước nhằm mục tiêu vừa nâng cao năng lực nội bộ vừa đáp ứng các yêu cầu của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
    Từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã chủ động và tích cực từng bước hội nhập kinh tế quốc tế từ song phương, khu vực đến đa phương, toàn cầu. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với IMF, WB, gia nhập ASEAN, APEC, ký Hiệp định Thương mại với Mỹ, Hiệp định khung với EU, Hiệp định đảm bảo đầu tư với Nhật Bản và trở thành thành viên chính thức của WTO (ngày 11/01/2007). Theo bản cam kết khi Việt nam gia nhập WTO, bên cạnh việc thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán sẽ được mở cửa từng bước, yêu cầu minh bạch hóa thông tin và trách nhiệm giải trình công cũng ngày càng được nâng cao. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN), nhiều tác động đã trở thành thách thức. Do vậy, để có thể vừa thực thi tốt nhiệm vụ của mình theo Luật Kiểm toán nhà nước là đảm bảo cung cấp các thông tin tin cậy, xác đáng nhất cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong công tác giám sát, cho Chính phủ trong công tác điều hành, cho các bộ, ngành, địa phương trong quản lý các nguồn lực công, đảm bảo cho nguồn lực công được sử dụng một cách đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất, KTNN Việt Nam phải đổi mới hơn nữa hoạt động của mình trước yêu cầu của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
    Tuy nhiên, ngoài việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của mình, KTNN Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về những thay đổi, đổi mới trong hoạt động kiểm toán nhà nước dưới tác động của WTO và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để trên cơ sở đó đưa ra được những định hướng và giải pháp đúng đắn và thích hợp.
    Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức thứ 143 của WTO vào tháng 12 năm 2001. Việc gia nhập WTO đã mang đến cho Trung Quốc cả những xung đột, mâu thuẫn, áp lực cạnh tranh và động lực phát triển trong môi trường và tình hình mới. Trong bối cảnh đó, ngành kiểm toán của Trung Quốc nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước Trung Quốc nói riêng cũng buộc phải thay đổi nhằm đóng vai trò tích cực trong việc giữ vững định hướng kinh tế thị trường theo các nguyên tắc của WTO đồng thời đảm bảo chức năng giám sát nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
    Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều phải trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quá tình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa trải qua thời kỳ đóng cửa tương đối về kinh tế, giao lưu kinh tế đối ngoại thực sự bắt đầu từ giai đoạn chuyển sang cải cách, mở cửa. Đặc biệt, Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc và đạt được thành tựu nhất định. Trong hoạt động kiểm toán nhà nước, cũng như các cơ quan KTNN khác, cơ quan KTNN Trung Quốc (CNAO) và cơ quan KTNN Việt Nam đều hình thành và phát triển dựa trên hai điều kiện, đó là: điều kiện kinh tế - yêu cầu của quản lý tài chính nhà nước và điều kiện chính trị - sự xuất hiện các nhà nước pháp quyền dân chủ. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều chưa được công nhận là một quốc gia có nền kinh tế thị trường và điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc phát huy vai trò của KTNN của Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, nếu phân loại mô hình kiểm toán nhà nước theo cơ cấu tổ chức thì cơ cấu tổ chức của KTNN Trung Quốc và Việt Nam đều trong một nhà nước thống nhất. CNAO và Cơ quan KTNN Việt Nam đều là thành viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực như Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI) và Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI). Thực tế cho thấy, từ khi thành lập đến nay, trong quá trình phát triển hoạt động và tổ chức, KTNN Việt Nam thường lựa chọn tham khảo kinh nghiệm của CNAO để đưa ra các giải pháp phù hợp.
    Bên cạnh những điểm tương đồng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt do bối cảnh trong nước và quốc tế của mỗi bên. Quy mô kinh tế và dân số của Trung Quốc lớn gấp nhiều lần so với Việt Nam. Thực lực kinh tế của Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam nhiều lần. Vị thế kinh tế Việt Nam trong kinh tế thế giới thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Trung Quốc chuyển sang cải cách, mở cửa và xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế sớm hơn Việt Nam (từ năm 1978). Đối với vấn đề gia nhập WTO, Trung Quốc có một quá trình tiếp cận sớm hơn Việt Nam, từ khi là nước sáng lập GATT, đến khi yêu cầu trở lại GATT và sau đó là gia nhập WTO. Ngoài ra, Trung Quốc xây dựng và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Trong lĩnh vực kiểm toán, mặc dù đều có cơ cấu tổ chức KTNN trong một nhà nước thống nhất nhưng mô hình KTNN Trung Quốc được tổ chức theo cấp chính quyền còn mô hình kiểm toán nhà nước Việt Nam được tổ chức tập trung thống nhất. Về địa vị pháp lý, cơ quan KTNN Trung Quốc là một cơ cấu trong bộ máy của cơ quan hành pháp (thuộc Chính phủ) còn KTNN Việt Nam có mô hình tổ chức độc lập, do Quốc hội lập ra nhưng không thuộc cơ quan lập pháp và hành pháp hay tư pháp; hoạt động một cách độc lập theo quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc đã được quy định tại Hiến Pháp; hoạt động của KTNN Việt Nam chưa được quy định trong Hiến pháp. Hơn nữa, trình độ phát triển của CNAO và KTNN Việt Nam cũng còn nhiều điểm khác biệt.
    Với những nét tương đồng và khác biệt kể trên, việc nghiên cứu để tiếp thu, áp dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc về việc thay đổi hoạt động kiểm toán nhà nước từ khi gia nhập WTO đến nay có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứuNhững thay đổi trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là cần thiết.
     
Đang tải...