Luận Văn Những thất bại của quản trị rủi ro Chúng là gì và xảy ra khi nào?

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thua lỗ lớn không phải là bằng chứng của thất bại quản trị rủi ro vì thua lỗ lớn có thể xảy ra thậm chí quản trị rủi ro không có sai sót gì cả. Tác giả cung cấp một lý thuyết về thất bại của quản trị rủi ro và những dạng thất bại quản trị rủi ro hay xảy ra. Xuất phát từ nguyên nhân có sự hạn chế trong việc đánh giá khả năng xảy ra dựa vào dữ liệu quá khứ và những tiềm ẩn của khủng hoảng tài chính, tác giả kết luận những tổ chức tài chính nên sử dụng phân tích ngữ cảnh để đánh giá ngay cả khi khả năng xảy ra các sự kiện là rất nhỏ.

    I. GIỚI THIỆU:
    Mục tiêu nghiên cứu của bài: Trên thực tế, có trường hợp thất bại của hedge fund LTCM năm 1998, một quỹ đầu tư quy mô lớn nhưng lại lỗ rất nhiều. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là liệu thua lỗ lớn như vậy thì một người có thể nghĩ đó là thất bại của quản trị rủi ro hay không? Bài nghiên cứu bàn luận đến liệu bài học thất bại quản trị rủi ro có giúp cải thiện thực hành quản trị rủi ro không? Và cuối cùng, mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm thảo luận một cách tiếp cận quản trị rủi ro để có thể cải thiện nó trong tương lai giúp công tác quản trị rủi ro tốt hơn.
    Lý do của bài nghiên cứu ra đời là vì: Bài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, vì vậy, vấn đề nổi cộm của bài nghiên cứu đã lồng khủng hoảng tài chính vào công tác quản trị rủi ro. Đề xuất bài học kinh nghiệm rút ra từ những thất bại trước đây và gợi ý một số phương pháp tốt hơn giúp hạn chế thất bại của quản trị rủi ro.

    II. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
    Có nhiều nghiên cứu trước đây về đề tài này, nhóm xin đưa ra một số những paper tìm được có liên quan tới bài nghiên cứu gốc:
    1. Financial Crisis: Where did risk management fail?(tạm dịch: Khủng hoảng tài chính: đâu là thất bại của quản trị rủi ro?). Tác giả: Gabriele Sabato – Royal bank of Scotland.
    Trong bài nghiên cứu này, tác giả tin rằng có 3 thất bại quan trọng của QTRR ở hầu hết các ngân hàng: 1) thiếu vắng chiến lược vốn, 2) Tầm nhìn rời rạc về rủi ro và 3) cấu trúc quản trị rủi ro không thích hợp. Những vấn đề này không bao giờ được nghiên cứu một cách thích đáng ở các ngân hàng và trở nên rõ ràng hơn ở giây phút khủng hoảng bắt đầu.
    Tác giả đề xuất một chiến lược phân phối vốn nên được xác định cho cả ngắn và dài hạn sử dụng mô hình hấp thụ rủi ro. Mô hình này xác định khả năng chịu đựng rủi ro và mức độ hấp thu rủi ro của ngân hàng theo sau những chỉ đạo của ban giám đốc. Phòng rủi ro và kinh doanh cần làm việc chung với nhau để tạo ra một nền văn hóa rủi ro trong tổ chức tài chính.
    Trong bài nghiên cứu, tác giả cũng chỉ ra rằng cách rủi ro được kết hợp và báo cáo không có cách tối ưu. Một khối lượng lớn các bài nghiên cứu tìm ra nhiều cách mà các NH có thể thực hiện một mô hình quản lý rủi ro doanh nghiệp (enterprise risk management framework), nhưng có rất ít các NH thử thực hiện và thậm chí còn ít hơn nữa số các ngân hàng thành công.
    Cuối cùng tác giả biện luận rằng cấu trúc quản trị rủi ro có lẽ cũng đóng một vai trò cơ bản trong thất bại của QTRR thực tế ở hầu hết các NH. Hệ thống báo cáo yếu kém cùng với sự thiếu vắng tầm nhìn của CRO ở cấp độ ban quản trị là vấn đề chính nên được giải quyết để đảm bảo tính độc lập của chức năng QTRR.
    2. The paradox of a predictable failure in RM (tạm dịch: Nghịch lý của thất bại quản trị rủi ro có thể tiên đoán được). Tác giả: Olivier Raison, Swiss Management Center.
    Bài nghiên cứu này trình bày một vài vấn đề mấu chốt mà khủng hoảng tài chính đã mang lại sự sáng tỏ cho quản trị rủi ro và thiếu sự kiểm soát từ các công ty cổ phần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...