Luận Văn Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì Văn minh Hồi giáo (thế kỉ VII - XV)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . 1
    MỞ ĐẦU . .5
    1. Lý do chọn đề tài . .5
    2. Lịch sử vấn đề . 6
    3. Phương pháp nghiên cứu . 1 1
    4. Phạm vi đề tài . .11
    5. Bố cục . .1 1
    CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO TỪ THẾ KỈ
    VII ĐẾN THẾ KỈ XV . .1 2
    1.1. Sự ra đời của Hồi giáo . .12
    1.1.1. Muhammad và Hồi giáo. .1 2
    1.1.2. Kinh Koran - những giáo lý cơ bản của Đạo Hồi. 1 3
    1.2. Sự mở rộng lãnh địa Hồi giáo ra khỏi biên giới Ả Rập . .1 6
    CHƯƠNG 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TINH THẦN CỦA Ả RẬP
    THỜI KÌ “VĂN MINH HỒI GIÁO” (THẾ KỈ VII - XV) . .20
    2.1. Giáo dục . .2 0
    2.2. Ngôn ngữ . 2 3
    2.3. Nền văn học Ả Rập . 2 5
    2.4. Sử học . .30
    2.5. Triết học . .3 2
    2.6. Nghệ thuật . .3 5
    2.6.1. Nghệ thuật tạo hình . .35
    2.6.1.1. Nghệ thuật viết chữ đẹp và Arabesque . 3 5
    2.6.1.2. Kiến trúc . 3 9
    2.6.2. Nghệ thuật biểu diễn: Âm nhạc . 4 3
    2.7. Khoa học tự nhiên . .44
    2.7.1. Toán học . .4 5
    2.7.2. Thiên văn . .48
    2.7.3. Địa lý . .50
    2.7.4. Vật lý . .52
    2.7.5. Hóa học . .54
    2.7.6. Thực vật học . .5 5
    2.7.7. Y học . 5 5
    CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA HỒI GIÁO ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
    NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM . .6 3
    3.1. Con đường Hồi giáo vào Đông Nam Á . 6 3
    3.2. Cộng đồng Hồi giáo người Chăm ở Việt Nam . .64
    3.2.1. Về tín đồ . .6 5
    3.2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai cộng đồng Hồi giáo người Chăm
    ở nước ta . .6 6
    3.2.3. Cơ sở thờ tự . .73
    3.2.4. Các chức sắc tôn giáo . .74
    3.2.5. Tổ chức của Hồi giáo nước ta . .76
    3.2.6. Mối quan hệ của Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo khu vực
    và trên thế giới . .7 6
    KẾT LUẬN . .78
    PHỤ LỤC . .82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 8 2
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hồi giáo là một trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy ra đời muộn nhưng nó
    được coi là một hiện tượng tôn giáo bởi số lượng tín đồ tăng lên một cách nhanh
    chóng.
    Hồi giáo xuất phát từ Ả Rập, do đó khi nói tới tôn giáo này người ta thường
    nghĩ ngay tới vùng đất “Nghìn lẻ một đêm”. Người Ả Rập chỉ chia sẻ một nền văn
    hóa chung gọi là văn hóa Ả Rập, trong đó Hồi giáo chỉ là một thành tố cấu thành
    chứ không phải yếu tố quyết định để người ta xem Hồi giáo chính là Ả Rập.
    Trong lịch sử, những người theo đạo Hồi thường được xem là những người
    trung thành, thông minh và luôn có ý chí vươn lên và có thể sẵn sàng tử vì đạo. Đó
    cũng là lí do mà người Ả Rập theo đạo Hồi đã sáng tạo ra một nền văn hóa Hồi giáo
    mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng khắp thế giới, trong đó thời kì phát triển nhất của
    nền văn hóa này là từ thế kỉ VII đến thế kỉ thứ XV- giai đoạn mà các sử gia thường
    gọi là “thời kì văn minh Hồi giáo” - bắt đầu từ khi Mohhamad sáng lập ra tôn giáo
    này cho tới lúc Đế chế Andalusia sụp đổ (1492) và xứ này bị quân Mông Cổ tấn
    công và tiêu diệt.
    Đây là giai đoạn mà người Ả Rập tự hào nhất vì trong suốt tám thế kỉ từ sau
    khi Hồi giáo ra đời, họ đã mang tôn giáo của mình truyền đi khắp châu Á và cả châu
    Âu lúc này đang trong đêm trường trung cổ và từ đó Hồi giáo đã kết hợp với nền
    văn hóa bản địa để ra đời một nền văn minh được gọi là “văn minh Hồi giáo”.
    Những người Ả Rập đã tạo ra một nền văn hóa đặc sắc, mang đậm tính chất
    tôn giáo và sự toàn tâm, toàn ý của những người Hồi giáo đối với tôn giáo của
    mình. Hồi giáo không phải là mẫu số chung của nền văn hóa Ả Rập nhưng nó mang
    tính chất quyết định đối với nền văn hóa này, đã tạo ra nét đặc trưng riêng biệt
    không lẫn vào đâu của cư dân nơi đây. Các nhà sử học dù rằng đã có nhiều tác
    phẩm viết về những thành tựu của nền văn minh Ả Rập nhưng đa số đều chưa thể
    hiện được tầm quan trọng của nó đối với xã hội Hồi giáo cũng như thế giới. Trên
    thực tế, “Những thành tựu về văn hóa tinh thần của Ảrập thuộc thời kì “Văn minh
    Hồi giáo” (thế kỉ VII-XV)” không phải là một đề tài mới, dẫu vậy nó vẫn là một đề
    tài hay nhưng không dễ nếu như đi sâu.
    Trong đề tài này, người viết chủ yếu trình bày một số thành tựu quan trọng
    trong thời kì “văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII- XV) của Ả Rập nhằm làm rõ được ý
    nghĩa của các thành tựu ấy đối với thế giới Ả Rập nói riêng cũng như thế giới nói
    chung. Đồng thời, người viết cũng muốn đề cập một vài nét ảnh hưởng của Hồi giáo
    tại một Việt Nam như là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tôn giáo
    này Tuy nhiên đây là đề tài về văn hoá nên người viết chỉ chú trọng mặt thành
    tựu văn hoá nhiều hơn là chính trị
    Trong chương trình Sách giáo khoa ở trường Phổ thông, không có chương
    nào viết về Hồi giáo mà học sinh chỉ có thể biết được vài nét về tôn giáo này thông
    qua tiến trình lịch sử của một số quốc gia như Ấn Độ, Indonesia . nhưng chủ yếu là
    về mặt chính trị, không quan tâm tới lĩnh vực văn hóa. Qua việc tìm hiểu đề tài này,
    người viết nhận thấy rằng những thành tựu về mặt văn hóa tinh thần thuộc giai đoạn
    “văn minh Hồi giáo” đã có ảnh hưởng rất to lớn đến lịch sử văn minh nhân loại.
    Nhiều phát minh của các nhà khoa học Ả Rập Hồi giáo trong thời gian này đã đặt
    nền móng cho các ngành khoa học hiện đại ngày nay, điều mà có lẽ ít ai biết. Vì
    vậy, qua bài viết này, người đọc hy vọng sẽ có thái độ đánh giá đúng hơn về những
    thành tựu của những con người đi theo Muhammad này cũng như vai trò của họ đối
    với lịch sử văn minh thế giới.
    2. Lịch sử vấn đề
    Thời kì văn minh Hồi giáo là giai đoạn mà văn hóa Ả Rập phát triển mạnh
    mẽ nhất và đạt được nhiều thành tựu nhất và đã để lại không những cho cộng đồng
    Hồi giáo mà còn để lại cho thế giới những thành tựu quan trong. Có nhiều tài liệu
    viết về vấn đề này và qua việc tham khảo một số tài liệu đó, người viết rút ra một
    vài kết luận như sau:
    Thứ nhất, nhiều học giả công nhận từ khi Hồi giáo ra đời thì nền văn minh Ả
    Rập mới bắt đầu phát triển và khoảng thời gian này (thời kì “văn minh Hồi giáo”,
    nhất là trong các thế kỉ IX - XII) đạt được nhiều thành tựu lớn lao và quan trọng
    không những đối với người Ả Rập mà nhiều thành tựu còn có ảnh hưởng đối với
    nhân loại hôm nay.
    Thứ hai, người Ả Rập đã tiếp thu được những thành tựu văn minh, khoa học
    của những vùng đất họ chinh phục, đặc biệt là Ba Tư, Hi Lạp, Ấn Độ, Ai Cập tạo
    nên sự cộng hưởng văn hóa, cho ra đời một nền văn hóa mới là “văn hóa Ả Rập”.
    Nói chung, sự bành trướng của Hồi giáo đã là phương tiện, cơ sở cho sự phát triển
    của văn minh Hồi giáo.
    Thứ ba, những thành tựu của văn minh Ả Rập thời kì này đã có ảnh hưởng
    rất lớn tới châu Âu, làm nền tảng cho phong trào Phục hưng của châu Âu vào thế kỉ
    XVI.
    Cụ thể là:
    - Đại cương văn hóa phương Đông [6]: trình bày tổng quan về các nền văn
    hóa lớn của phương Đông, trong đó phần Văn hóa Ả Rập được giới thiệu một cách
    khái quát nhưng khá đầy đủ từ thời kì tiền Hồi giáo cho đến năm 2007. Tác giả chỉ
    thuật lại lịch sử một cách sơ lược nhưng vẫn làm nổi bật lên được tầm quan trọng
    của tiến trình lịch sử khi xem lịch sử như là yếu tố cơ bản để quyết định đối với sự
    phát triển văn hóa Ả Rập.
    Nền văn hóa Ả Rập được trình bày dưới hình thức giới thiệu các thành tố của
    nền văn hóa này: tôn giáo, văn hóa vật chất phục vụ đời sống, nghệ thuật tạo hình,
    nghệ thuật biểu diễn, tiếng Ả Rập và nền văn học Ả Rập, khoa học và các phong tục
    tập quán. Tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ những nét nổi bật và truyền thống nền
    văn hóa Ả Rập xưa và nay. Tuy nhiên, đúng như tên của nó, cuốn sách này chỉ giới
    thiệu chứ khong đi sâu vào những vấn đề khoa học phức tạp.
    Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định rõ ràng về thời gian và không gian của
    thời kì văn minh Hồi giáo. “Phân biệt rõ Hồi giáo không phải là Ả Rập. Người Ả
    Rập chỉ chia sẻ một nền văn hóa chung gọi là văn hóa Ả Rập, trong đó Hồi giáo chỉ
    là một thành tố cấu thành chứ không phải mẫu số chung của văn hóa Ả Rập”
    [tr.103].
    - Lịch sử văn minh Ả Rập [8]: Tác giả đã khái quát nền văn minh Ả Rập từ
    thời tiền Muhammad cho tới lúc người Hồi giáo bị người Mông Cổ tấn công và suy
    yếu.
    Will Durant đã trình bày rất kĩ về nền văn minh Hồi giáo qua các thời kì lịch
    sử và ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau - những nơi mà đội quân Hồi giáo đã đặt
    chân tới Tác giả làm rõ từ kinh Koran, phép tắc, tín ngưỡng cho tới chính quyền và
    cả nền kinh tế, phong tục tập quán. Ông cũng trình bày một cách rõ ràng về những
    thành tựu của thời kì văn minh Hồi giáo tuy rằng không xác định rõ thời gian của
    giai đoạn này. Đồng thời ông cũng nêu được nguồn gốc của việc hình thành những
    giá trị văn hoá đó cũng như ảnh hưởng của nó tới người dân Ả Rập, phương Đông,
    phương Tây và thế giới .
    Tuy nhiên trong tác phẩm của mình Will Durant đã không phân biệt rõ Hồi
    giáo và Ả Rập mà gần như đồng hoá nó.
    - Lịch sử văn minh thế giới [21]: Ả Rập và Hồi giáo chỉ là một phần nhỏ
    trong chương IV của cuốn sách, giới thiệu những thành tựu chủ yếu của nền văn
    minh Ả Rập thời cổ trung đại. Tất cả đều mang tính khái quát, sơ lược và căn bản.
    Tuy vậy, tác giả cũng thể hiện rõ sự khâm phục và ngưỡng mộ của mình về những
    thành tựu về thế giới Hồi giáo thời kì này.
    - Lịch sử văn hóa thế giới [2]: Sách định nghĩa rõ ràng về khái niệm văn
    hóa cũng như tính đa nghĩa của khái niệm này: “Khó có thuật ngữ nào phổ biến và
    nhiều nghĩa hơn là thuật ngữ “văn hóa”. Người ta sử dụng nó cho nhiều lĩnh vực
    khác nhau của đời sống xã hội và con người , nó được hàng loạt các ngành khoa
    học nghiên cứu”. Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được phân chia khá tương
    đối rõ ràng trong khái niệm. Văn hóa mang nguồn gốc xã hội.
    Đây là tài liệu không dùng cho sinh viên chuyên ngành văn hoá nên tác giả
    chỉ trình bày những nét chính về nền văn minh và văn hóa lớn.
    - Đại cương văn hóa phương Đông [31]: tác giả giải thích rõ từ “văn hóa”
    theo cả 2 nghĩa của phương Đông và phương Tây. Trong đó khái niệm về văn hoá
    của phương Tây (bắt nguồn từ tiếng Latinh) giúp người viết xác định được phạm vi
    đề tài của mình: “văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tín ngưỡng nghệ thuật,
    đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như những thói quen mà
    con người đạt được trong xã hội” (văn hóa nguyên thuỷ - Primitive Culture- 1871 ở
    Luân Đôn của nhà nhân loại học E.B.Taylor).
    - Islam Hồi giáo - tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại [10]: Đây là
    cuốn sách tổng quan về Hồi giáo nói chung từ xưa cho tới năm 2001. Trong đó nêu
    đầy đủ những yếu tố của nền văn minh Hồi giáo (nhưng không chi tiết), các quốc
    gia Hồi giáo và Hồi giáo trong thế giới ngày nay.
    Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng “văn hóa Hồi giáo chính là văn hóa Ả Rập”.
    Đó là một nền văn hóa mới do các dân tộc Trung Cân Đông cùng xây dựng vào thời
    kì hưng thịnh của các quốc gia calipha, đặc biệt là khoảng thời gian 4 thế kỉ, trong
    đó tiếng Ả Rập và tín ngưỡng Hồi giáo là đặc trưng của nền văn hóa mới” [tr.49].
    - Hồi giáo [11]: Người Ả Rập hiểu rằng tôn giáo độc thần tiến bộ hơn tôn
    giáo đa thần vì tính liên kết, thống nhất niềm tin tôn giáo cũng như tình cảm của
    toàn dân tộc. Do đó “cần phải có học thuyết mới và một nền đạo đức mới, chúng
    phải vừa thoả mãn được các giá trị vụ lợi, nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân, đề
    cao cá tính mà vẫn giữ được sự thống nhất trong một dân tộc” [tr.21]. Như vậy tác
    giả đã tìm ra được nguồn gốc về mặt tinh thần của những giá trị văn hóa của người
    dân Ả Rập Hồi giáo.
    - Các tôn giáo [25]: cho rằng cái cốt lõi nhất của Hồi giáo đó chình là “tình
    cảm sùng đạo quá đáng của xã hội Hồi giáo cùng các thành viên trong xã hội đó là
    một thực tế toàn khối và có khi mê hoặc nó thấm đẫm toàn bộ cuộc sống ở mọi
    phương diện và ở từng ứng xử nhỏ nhặt” [tr.133]. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được
    vì sao mà những người dân trong cộng đồng Hồi giáo lại có thể tạo ra một nền văn
    hóa đạm tính dân tộc tôn giáo như thế.
    Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số tác phẩm sau:
    1. Colin Wilson (2004), Các thánh địa trên thế giới, Nxb Mỹ thuật.
    2. Trần Mạnh Thường (1999), 105 sự kiện nổi tiếng thế giới, Nxb Giáo dục. Hà
    Nội.
    3. Dominique Sourdel (Thi Hoa, Thu Thuỷ dịch) (2002), Hồi giáo, Nxb Thế
    giới.
    4. Lê Thuỳ Chi (2005), 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới,
    Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội.
    5. Mai Quảng, Đỗ Đức Thịnh (2001), Phác thảo lịch sử văn minh nhân loại,
    Nxb Thế giới, Hà Nội.
    6. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La. (2002).
    Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Nguyễn Hiến Lê. Bán đảo Ảrập (2002), Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    8. Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn (2002), Lịch sử
    Trung cận đông, Nxb Giáo dục, TP HCM.
    9. Vũ Dương Ninh (1999), Lịch sử văn minh thế giới. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Nhiều tác giả (1996), Almanach Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá
    - thông tin.
    11. Việt Anh, Quang Hùng (2002), Tên các nước và các địa danh trên thế giới,
    Nxb Đà Nẵng.
    12. Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (2007), Các công trình
    kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb Giáo dục, TP HCM.
    13. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Nam Bộ - đất và
    người (tập IV), Nxb Trẻ, TP HCM.

    Cùng một số tài liệu trên mạng
    Đối với người viết, chính sự ra đời của Hồi giáo đã là nguồn gốc đưa đến sự
    phát triển thịnh vượng về mọi mặt của các đế chế Hồi giáo Ả Rập trong thời kì này.
    Đội quân Hồi giáo đi tới đâu thì văn hóa Ả Rập phát triển và lan rộng tới đó vì vậy
    dù không được trình bày kĩ trong khóa luận này nhưng nhưng lịch sử chính trị vẫn
    là cái nền để văn hóa phát triển.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp lịch sử: phương pháp này giúp ta thấy được một cách tổng
    thể sự phát triển của các giai đoạn lịch sử Ả Rập thời kì văn minh Hồi giáo cũng
    như khái quát được tất cả những thành tựu của người dân Ả Rập trong thời kì này,
    qua đó có cái nhìn khách quan, hệ thống sát thực hơn.
    - Phương pháp lôgic: để xem xét các sự kiện liên quan trong mối quan hệ
    biện chứng của quá trình phát triển, quá trình nhận thức lịch sử, từ đó có thể tìm ra
    những vấn đề có tính chất mắt xích, trọng tâm.
    - Phương pháp định lượng: phương pháp này cho chúng ta thấy được sự vĩ
    đại, quy mô của những thành tựu thời kì này qua những số liệu cụ thể.
    - Phương pháp tiếp cận: tìm hiểu trực tiếp tác phẩm từ đó có sự phê phán
    đấu tranh hoặc đồng tình với quan điểm của tác giả.
    4. Phạm vi đề tài
    Trình bày một vài nét về Hồi giáo cùng những thành tựu của văn minh Hồi
    giáo thời kì Văn minh Hồi giáo (thế kỉ VII - XV) và đây cũng là trọng tâm của khóa
    luận. Ngoài ra, khóa luận còn giới thiệu một số vấn đề về Hồi giáo ở Việt Nam hiện
    nay.
    5. Bố cục
    CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO TỪ THẾ
    KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ XV
    CHƯƠNG 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA
    ẢRẬP THỜI KÌ “VĂN MINH HỒI GIÁO” (THẾ KỈ VII - XV)
    CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA HỒI GIÁO ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
    NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...