Tài liệu Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH KIÊN GIANG
    1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang
    - Về kinh tế - xã hội
    Từ xa xưa, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế truyền thống của đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số Kiên Giang nói riêng. Đó là một nền nông nghiệp không hoàn chỉnh, thuần túy, sản xuất nhỏ phân tán, phụ thuộc vào tự nhiên, canh tác độc canh cây lúa, có nơi chăn nuôi, gia súc gia cầm. Đó là nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên.
    Nét nổi bật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vùng dân tộc trong những năm gần đây là sự chuyển biến tích cực, ngày càng phù hợp với cơ chế mới, bước đầu chuyển sang kinh tế hàng hóa. Được quyền tự chủ sản xuất trong quan hệ kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các dân tộc đều yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào biết quý trọng và sử dụng nguồn đất đai, lao động ngày càng có hiệu quả hơn. Một bộ phận trong đồng bào dân tộc đã mạnh dạn tìm tòi phương thức thâm canh cây lương thực, tăng diện tích rừng trên đất sử dụng lâu dài, đã trồng cây lấy gỗ, cây nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả . những mô hình kinh tế vườn, rừng, trang trại . đang phát triển mạnh.
    Vì những hộ gia đình dân tộc biết bố trí cơ cấu hợp lý thích ứng với thị trường, ứng dụng công nghệ mới đều có cơ hội làm giàu, do đó có một số vùng dân tộc xuất hiện gia đình làm kinh tế giỏi, bởi có sự hiểu biết về sản xuất kinh doanh, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tận dụng đất đai, bố trí lao động hợp lý gắn sản xuất với thị trường, nên hàng năm có được nguồn thu nhập khá cao.
    Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với vùng dân tộc thiểu số. Những năm gần đây giao thông, thủy lợi, điện lực, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế được tăng cường một bước và phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, diện tích canh tác ngày càng cao hơn. Đồng bào dân tộc Khơ-me đã tăng năng suất, sản lượng lúa gieo trồng, tìm cách làm ăn mới, năng động, sáng tạo phù hợp với cơ chế mới, đạt hiệu quả kinh tế cao tuy so với sự phát triển chung vẫn còn mức độ thấp.
    Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng ta, việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số có những tiến bộ rõ rệt. Về đời sống, đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp như: Công trình thủy lợi, đê bao ngăn nước mặn, đường giao thông, điện, nước phục vụ sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, từ đó đã giải quyết một bước đối với sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Diện tích đất thâm canh tăng vụ, đất trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản tăng lên, chương trình xóa cầu khỉ, tôn tạo nền nhà để sống chung với lũ lụt, cũng đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sông nước mênh mông.
    Nhờ được giúp đỡ nguồn vốn với việc hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các công trình thủy lợi và chọn các loại cây, con có năng suất cao, nhiều nơi đồng bào dân tộc thiểu số đã ổn định vụ mùa, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng các ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, tăng nguồn thu nhập khá cao.
    Đảng và Nhà nước đã tăng cường chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc; các địa phương, cơ sở đã cố gắng tập trung giải quyết vấn đề đời sống của đồng bào dân tộc, trên cơ sở thực hiện đúng đắn các đường lối, chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị 68 và 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vùng đồng bào dân tộc Khơ-me.
    Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đã tổ chức chỉ đạo chương trình, kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khơ-me trong nhiều năm qua, đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Thực tế tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến tích cực, đời sống từng bước cải thiện.
    1991 - 1997 ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me đã nạo vét làm mới 22 kênh thủy lợi chiều dài 145 km, xây 12 cống ngăn nước mặn, nâng cấp một lộ tráng nhựa dài 3 km, xây 4 cầu bê tông, xây dựng mới và sửa chữa mới 29 trạm y tế, khoan 629 giếng nước, và hai hồ chứa nước ngọt . kinh phí đầu tư trên 22 tỷ đồng. Ngoài ra đồng bào dân tộc còn được vay hàng trăm tỷ đồng từ các vốn hỗ trợ sản xuất và diện tích đất sản xuất lúa hai vụ và năng suất cũng được tăng lên, chương trình tôn tạo nền nhà, xóa cầu khỉ được tăng hơn so với những năm trước, từ đó đời sống đồng bào dân tộc thiểu số có sự chuyển biến đáng kể [56, tr. 2].
    Tỉnh đã vận động đưa 312 hộ dân tộc Khơ-me không đất hoặc thiếu đất sản xuất đi khai thác vùng tứ giác Long xuyên, Hà Tiên, mỗi hộ được cấp 2 ha đất, và được vay vốn sản xuất. Đến nay còn hơn 200 hộ bám trụ sản xuất tuy đời sống vẫn còn khó khăn. Từ năm 1994 - 1997 đã cho 3.502 hộ đồng bào dân tộc vay vốn sản xuất với lãi suất thấp hoặc không có lãi, tổng số là 3 tỷ 457 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. 1991 - 1997 ngân hàng nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã cho 44.433 lượt hộ vay vốn trên 132 tỷ đồng chiếm 9% tổng số hộ trong toàn tỉnh; có 134% số lượt hộ đồng bào dân tộc Khơ-me được vay vốn để sản xuất. Ngoài ra còn có các nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn huy động từ các đoàn thể . riêng hội phụ nữ giải quyết cho 1.677 hộ vay vốn trên 800 triệu đồng, từ đó góp phần phát triển sản xuất, và xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn [56, tr. 2-3].
    Nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn đã được các huyện, thị sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả thiết thực trong phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; giảm hộ nghèo 53,52% năm 1991 xuống còn 27,98% năm 2000; việc thực hiện chính sách trợ giá các giống lúa sản xuất, hàng nông sản, bút, sách vở cho học sinh được triển khai kịp thời ở từng vùng đồng bào dân tộc Khơ-me ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh mở lớp chuyển giao kỹ thuật giới thiệu giống cây, con mới, như trồng nấm rơm . nhằm giúp cán bộ, sư sãi và đồng bào các dân tộc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, cải tạo vườn tạp . Việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt, từ 1991 - 1997, Trung ương và tỉnh Kiên Giang quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật . đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt vùng sâu, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, để từng bước phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào. Có thể nêu những số liệu cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...