Luận Văn Những thành tựu trong cấy ghép mô, cơ quan và các vấn đề xã hội có liên quan

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cấy gép mô đã mỡ ra một kĩ nguyên mới cho y học thế giới nói chung, y học Việt Nam nói riệng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đã tạo ra những những thành tựu cho phép con người có thể đã và đang can thiệp rất sâu vào các hiện tượng khác nhau của sự sống của chính bản thân con người và các sinh vật sống xung quanh. Đặc biệt trong lĩnh vực y học đã có những thành tựu quan trọng, làm tăng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho con người. một trong những thành tựu đó là việc cấy ghép thành công mô và cơ quan nhằm thay thế những mô, cơ quan bị hư hỏng, khiếm khuyết trên cơ thể con người.
    Từ thế kỷ X, các thầy thuốc Ấn Độ đã thành công trong việc tái tạo môi, mũi, tai cho người bệnh bằng chính da của người đó. Sau này cũng có nhiều thất bại trong việc cấy ghép mô, cơ quan từ người này sang người khác. Nhưng ngày nay, với sự hiểu biết rộng rãi về sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản cùng với những kiến thức của tế bào học, sinh lí học, miễn dịch học, con người đã rất thành công trong việc cấy ghép nhiều cơ quan trên cơ thể con người như ghép da, xương, ghép thận, tim, gan và đang thử nghiệm ghép não. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều dư luận xã hội và các vấn đề đạo lí có liên quan.
    Trong phạm vi môn học sinh sản và phát triển cá thể động vật, với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Ngô Đắc Chứng, tôi lựa chọn tìm hiểu vấn đề: “Những thành tựu trong cấy ghép mô, cơ quan và các vấn đề xã hội có liên quan”.





    PHẦN NỘI DUNG
    1. LÝ THUYẾT VỀ CẤY GHÉP MÔ VÀ CƠ QUAN
    Đối với một số mô, cơ quan trên cơ thể bị tổn thương, hư hỏng nghiêm trọng không thể phục hồi hoặc bị khiếm khuyết, biến dạng do nhiều nguyên nhân, người ta dùng phương pháp cấy ghép mô, cơ quan để sữa chữa. Có hai phương pháp cấy ghép mô, cơ quan:
    Tự ghép
    Tự ghép là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể và cấy ghép lại cho chính cơ thể đó. Ví dụ: lấy da ở vùng đùi ghép lên mặt, đầu hoặc nối lại tay, chân bị đứt rời khỏi cơ thể Phương pháp này thường rất dễ thành công vì không có sự loại thải mô. Phương pháp này đã được thực hiện từ rất sớm, từ thế kỷ X, các thầy thuốc Ấn Độ đã tái tạo lại môi, mũi, tai cho bệnh nhân bằng chính da của họ. Năm 1905, nhà phẫu thuật người Pháp, A.Carrel đã nối lại chân cho một con chó và đã thành công, sau đó ông thử nghiệm với thận và cũng đạt kết quả mong muốn.
    Dị ghép
    Dị ghép là phương pháp lấy mô, cơ quan của cơ thể này (người cho) cấy ghép vào cơ thể khác (người nhận). Ví dụ: lấy thận, gan của người này ghép cho người khác bị hỏng thận, gan hoặc lấy tim của lợn hay khỉ ghép cho người. Phương pháp này có tỉ lệ thành công ít và sau nhiều lần thất bại, hiện nay người ta mới biết được nguyên nhân của nó. Trên bề mặt của tất cả các tế bào cơ thể đều có những protein gọi là kháng nguyên tương hợp tổ chức (antigen of histocompatibility). Nếu ghép một tổ chức của cơ thể A cho cơ thể B không có cùng kháng nguyên tương hợp tổ chức thì cơ thể B sẽ sản xuất kháng thể chống lại tế bào của cơ thể A (tế bào lạ) và mảnh ghép sẽ bị loại thải theo cơ chế kháng nguyên – kháng thể trong miễn dịch học. Các nghiên cứu khác cho thấy kháng nguyên tương hợp tổ chức ở người là hệ HLA (kháng nguyên bạch cầu người – Human Leucocyste Antigen) tồn tại trên bạch cầu của người.
    Trên màng của mọi loại tế bào đều có kháng nguyên tương hợp tổ chức, nhưng có một số tế bào có nhiều kháng nguyên tương hợp tổ chức hơn. Đó là các lymphô bào, loại tế bào chuyên hoạt động miễn dịch chống lại các tế bào lạ và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mỗi khi có tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể thì cả ba loại lymphô bào là T, B, K đều được huy động để chống lại các tế bào lạ. Trước hết là lymphô bào T tiếp xúc, nhận dạng và tiết kháng thể tiêu diệt tế bào lạ. Phối hợp với lymphô bào T là các lymphô bào B, K nhận tín hiệu từ lymphô bào T và cùng tiết kháng thể vào máu tiêu diệt tế bào lạ. Đây là cơ sở của hiện tượng loại thải mô được cấy ghép.
    Trở ngại lớn nhất làm hạn chế các thành tựu của cấy ghép mô, cơ quan là hệ miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt tất cả những kháng nguyên lạ xâm nhập.Vì thế các các mô, cơ quan không cùng một cơ thể được cấy ghép sẽ nhanh chóng bị loại thải. Lúc đầu để khắc phục hiện tượng này người ta dùng các biện pháp sau:
    - Chiếu xạ bằng tia Rơnghen
    - Dùng các loại thuốc chống phân bào
    - Dùng cortizon và các chất tương tự để ngăn cản các hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch
    - Dừng huyết thanh chống lymphô bào
    Các biện pháp trên mang lại một số thành công là miếng ghép tồn tại trên cơ thể lâu hơn nhưng lại gây ra một số biến chứng cho cơ thể người nhận như làm giảm khả năng chống các bệnh khác, làm thoái hóa tủy xương, gây thiếu máu, dễ chảy máu Người được cấy ghép phải uống thuốc chống thải ghép suối đời sống của mình.
    Vì vậy biện pháp hiệu quả cuối cùng là chọn bộ kháng nguyên phù hợp giữa người cho và người nhận và bộ kháng nguyên được chú ý là hệ HLA. Điều này chỉ có được ở những cặp sinh đôi cùng trứng, nhưng như vậy thì không phổ biến.
    Các nghiên cứu của J.Dausset về kháng thể trên bạch cầu, tiểu cầu ở những người truyền máu nhiều lần đã phát hiện những kháng nguyên tương hợp tổ chức mà ông gọi là hệ HLA. Các gen mã hóa cho HLA nằm trong bốn locus của đôi NST số 6 được gọi là HLA–A, HLA–B, HLA–C, HLA–D. Mỗi NST có 4 locus và trong đôi NST số 6 có 8 locus mã hóa cho 8 kháng nguyên tương hợp tổ chức. Locus A có 5 gen alen, locus B có 20, locus C có 6 và locus D có 6 gen alen. Nếu lấy toàn bộ alen thì ABCD có thể kết hợp với nhau thì có hàng tỉ cách kết hợp. Như vậy về mặt lý thuyết thì rất khó tìm được hai người có hệ HLA hoàn toàn giống nhau để cấy ghép tổ chức cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có thể cấy ghép thành công khi có từ ba kháng nguyên phù
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...