Tiểu Luận Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế việt nam giai đoạn 1986 - 2012

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    I/ TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 4
    1. Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển. 4
    2. Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn. 4
    II/ THÀNH TỰU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986-2012. 5
    1.Các giai đoạn của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. 5
    1.1 Giai đoạn 1986-1990 thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới 5
    1.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm (1986-1990) của Chính Phủ 5
    1.1.2Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1986-1990. 5
    1.1.3 Hạn chế và yếu kém: 7
    1.2 Giai đoạn 1991-1995. 7
    1.2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm(1991-1995) của Chính Phủ 7
    1.2.2 Những thành tựu đạt được trong giai đoạn (1991-1995). 8
    1.2.3 Hạn chế. 12
    1.3 Giai đoạn 1996-2000. 12
    1.3.2 Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1996-2000. 13
    1.3.3 Những hạn chế và khó khăn. 16
    1.4 Giai đoạn 2001-2005. 17
    1.4.1 Các chỉ tiêu pát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm của Chính Phủ. 17
    1.4.2. Những thành tựu đạt được giai đoạn 2001-2005. 17
    1.4.3 Những khó khăn và hạn chế. 20
    1.5. Giai đoạn 2006-2010. 21
    1.5.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm( 2006-2010) của Chính Phủ 21
    1.5.2. Những Thành tựu đạt được trong giai đoạn. 21
    1.5.3 Những hạn chế và yếu kém: 23
    1.6 Giai đoạn 2011- 2012. 24
    1.6.1 Các chỉ tiêu của Chinh Phủ đặt ra năm 2011. 24
    1.6.2 Những thành tựu đạt được trong giai đoạn này. 25
    1.6.3 Những khó khăn và hạn chế. 26


    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, nước ta bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế của Việt Nam đã được đa dạng hóa một cách rõ rệt và trao đổi kinh tế của Việt Nam với các nước láng giềng trong ASEAN, với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và Singapore đã được mở rộng và tăng trưởng nhanh chóng. Một số ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy phép mở chi nhánh tại Việt Nam và rất nhiều trong số đó đã bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc chính là những nhà đầu tư lớn nhất vào nước ta
    Từ sau công cuộc đổi mới tháng 12 năm 1986 cho đến nay nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định.Trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá và đè ra những mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ,từng giai đoạn. Nó vừa phản ánh thực trạng của nền kinh tế trong nước đồng thời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới thông qua việc nắm bắt kịp thời những thành tựu mới nhất.Với đường lối chiến lược đó,trong thời gia qua nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến với những mức son chói lọi.Trong giới hạn đề tài,chúng em xin giới thiệu khái quát
    “ NHỮNG THÀNH TỰU NỖI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2012”
    Vì trình độ và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của nhóm chúng em còn nhiều sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy( cô) và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!


    I/ TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

    Sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội để phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tièm năng kinh tế của hai miền có thể bổ xung cho nhau và quý báu hơn là có hòa bình.Tuy nhiên,do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp, sai làm trong các chính sách kinh tế nên năm 1895, kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát,biểu hiện:
    1. Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển.
    Nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985 tổng sản phẩm XH tăng 50%,tức là bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1976 – 1985 chỉ tăng 4,6%.Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và không ngừng tăng lên.Năm 1980 chi phí vật chất chiếm 44,1%,do vậy thu hập quốc dân hai kế hoạch 5 năm tăng 38.8%
    2. Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn.
    Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người ,tăng 25,7% so với năm 1975,trung bình mỗi năm tăng 2,3%.Để đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhâp của dân cư thì ít nhất nền kih tế phải tăng 7% mỗ năm
    Thu nhập quốc dân sẩn xuất trong nước chỉ bằng 80 -90% thu nhập quốc dân sử dụng.Tích lũy tuy nhỏ bé, nhưng toàn bộ tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài.Trong những năm 1976 -1986, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng ngân sách và bằng 62,9% tổng số thu trong nước.
    Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 37.3%.3 chỉ tiêu tương ứng của thời kỳ 1981 – 1985 lần lược là 22,4%;28,9%;18,6%.tính đến năm 1985 nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Tuy nguồn từ nước ngoài là lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp.
    Trị giá xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường bằng 20 -40% nhập khẩu.Hầu hết các loại hang hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần do sản xuất trong nước không đảm bảo được tiêu dung.trong những năm 1976 -1980 phải nhập 60 triệu mát vải các loại và 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo. Sau 10 năm thống nhất,việc xây dựng và phát triển kinh tế cơ bản trong bối cảnh hòa bình mà cái gì cũng thiếu nên cái gì cũng quý.
    Siêu lạm phát hoành hành và giá cả đuổi bắt cấp số nhân.
    Năm 1985, cuộc cải cách giá – lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh,hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống KT –XH.Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hóa tác dụng đổi tiền chỉ mới tiến hành vài tháng trước đó, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô.Giá cả không chỉ tăng ở kinh tế thị trường mà còn tăng rất nhanh trong thị trường tổ chức.Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986 với mức 774,4%.
    II/ THÀNH TỰU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986-2012

    1.Các giai đoạn của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế
    1.1 Giai đoạn 1986-1990 thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới
    1.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm (1986-1990) của CP
    Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã họp và thông qua chương trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hướng chính: Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài. Nhà nước đã triển khai cụ thể hóa thành các kế hoạch và chương trình hành động, trong đó nổi bật là ba chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, chương trình hàng tiêu dùng và chương trình xuất khẩu. Nền kinh tế đã thu được một số thành tựu đáng khích lệ, các mặt xã hội và đời sống dân cư có nhiều tiến bộ. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986-1990,
    1.1.2Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1986-1990
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...