Tiểu Luận Những thành công và thất bại của imf

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    — & –
    Trang
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IMF 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của IMF 3
    1.2. Quá trình hình thành 3
    1.2. Các mục tiêu của IMF 4
    1.3. Nguồn vốn của IMF 5
    2. Cơ cấu tổ chức 5
    CHƯƠNG 2: NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA IMF 8 2.1. IMF là trung tâm hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật 8
    2.2. Cho vay ưu đãi đối với các nước nghèo 8
    2.3. IMF: Phao cứu sinh trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 10
    CHƯƠNG 3: NHỮNG THẤT BẠI CỦA IMF 13
    3.1. Không làm tốt vai trò dự báo khủng hoảng 13
    3.2. Phụ thuộc vào Mỹ và một số nước Châu Âu quá nhiều 15
    3.3. Lạc quan quá mức 15
    3.4. Tiêu chuẩn kép 16
    3.5. Đối mặt với khả năng hết tiền 16
    CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KỲ VỌNG Ở IMF 18
    4.1. Những sự thay đổi phù hợp 18
    4.2. Đối mặt với thách thức 20














    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IMF
    1. Quá trình hình thành và phát triển của IMF
    1.1. Quá trình hình thành
    Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tài chính và tiền tệ của Hội quốc liên tổ chức tại Bretton Woods (Mỹ) từ 1-22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
    Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947.
    Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có hai chi nhánh tại Paris và Geneve. Một nước có thể trở thành thành viên của IMF nếu nó sẵn sàng gắn bó, trung thành với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF. Từ l945 đến nay con số thành viên của IMF lên tới 184 Quốc gia.
    Việt Nam gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329.1 triệu SDR, trị giá khoảng 475.3 triệu USD. Nghĩa vụ nợ tài chính của Việt Nam đối với IMF tính đến ngày 30/11/2005 khoảng 148,36 triệu SDR.
    Số lượng thành viên tăng đều đặn, không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF theo năm tháng là không thay đổi và ngày càng được củng cố.














    Biểu đồ :
    Sự phát triển về số lượng thành viên của IMF 1945-2002
    ( số lượng nước)
    (Năm)
    Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế là gì, Viện nghiên cứu IMF, Tháng 6.
    Theo nhận định chung thì IMF được xem là một tổ chức uy tín lớn có tính độc lập cao và cho rằng Quỹ đề ra những chính sách kinh tế tối ưu cho các nước thành viên theo đuổi và áp đặt các quyết định cho các nước thành viên và sau đó giám sát việc thực hiện. Nhưng trái lại, chính các nước thành viên đã định ra các chính sách mà IMF phải thực hiện. Các mệnh lệnh đi từ Chính phủ các nước thành viên đến IMF mà không có lệnh ngược lại. Khi đưa ra các quy định về nghĩa vụ của từng thành viên đối với Quỹ hoặc đưa ra những điều mục của hợp đổng cho vay với một thành viên nào đó, IMF không tự hành động mà chỉ đóng vai trò trung gian giữa ý kiến đại đa số thành viên của quỹ đối với các nước thành viên đó.
    1.2. Các mục tiêu của IMF:
     Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
     Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.
     Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
     Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
     Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
     Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...