Luận Văn Những thách thức và yêu cầu hàng Dệt - May trong quá trình hội nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những thách thức và yêu cầu hàng Dệt - May trong quá trình hội nhập


    Lời mở đầu

    Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể nào đảo ngược được. Cũng như các nước khác, Việt Nam không thể nằm ngoài vòng xoáy của tiến trình hội nhập. Thời gian qua, chúng ta đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới bằng những hoạt động như là thành viên chính thức của ASEAN, thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), ký kết các hợp đồng kinh tế với EU, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp , các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường nào.

    Việc hội nhập khu vực và thế giới đối với ngành Dệt – May không phải là do ý muốn chủ quan của một ai đó, mà là do sự đòi hỏi khách quan. Ngành Dệt - May không thể “đứng ngoài cuộc” để xem thế giới đang làm ăn như thế nào. Ngành Dệt - May Việt Nam không có sự lựa chọn “Hội nhập hay không hội nhập” mà chỉ có thể lựa chọn “Hội nhập lúc nào, ở đâu; phương án hội nhập nào có lợi nhất, ”

    Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngành Dệt - May phải đào tạo cho mình được một thế đứng trên thương trường vững vàng. Điều này không thể khác được đó là giữ uy tín với khách hàng, mà quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng hàng hoá khi ta bán ra thị trường. Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp trong ngành phải đặt ra mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đó chính là điều quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp , cho nên các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về pháp lệnh chất lượng hàng hoá và am hiểu các thông lệ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường của các nước trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm từng bước nâng dần khả năng cấp vải cho may. Mặt khác, phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm may trong quá trình hội nhập.

    Trước những vấn đề em đã chọn đề tài: “Những thách thức và yêu cầu hàng Dệt - May trong quá trình hội nhập” cho đề án môn học của mình.

    Đề tài gồm 3 phần:
    Phần 1: Những lí luận chung về chất lượng
    Phần 2: Thức trạng và yêu cầu chất lượng sản phẩm hàng dệt may
    Phần 3: Các giải pháp nhằm hoà giải thách thức và nâng cao chất lượng hàng dệt may.
     
Đang tải...