Tiểu Luận Những thách thức trong cân đối ngân sách thời gian qua

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Những thách thức trong cân đối ngân sách thời gian qua


    Thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong Đầu tư Xây dựng cơ bản ở nước ta đang là thách thức lớn không chỉ là cán bộ hư hỏng, công trình Xây dựng kém chất lượng, dự án hiệu quả thấp, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng sự Phát triển của đất nước. Vì vậy, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong XDCB phải là cuộc đấu tranh mạnh mẽ và toàn diện nhất cần thiết phải được triển khai ngay trong năm 2005, năm bản lề quan trọng nhất trước khi VN chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO.
    Diễn tiến ngân sách nhà nước trong thời gian qua
    Chi ngân sách nhà nước
    Trong những năm đầu thập niên 90, diễn biến NSNN khá thất thường. Tổng chi NSNN chiếm 20,5% GDP năm 1990 đã giảm xuống còn 15,9% năm 1992. Sau đó tăng đột ngột lên 29,4% năm 1993. Từ năm 1994, tổng chi so với GDP lại giảm liên tục, từ 29,4% (năm 1993) xuống còn 22.7% GDP (năm 1998), tương ứng với việc cắt giảm 1/5 tổng chi NSNN. Nhưng xét bình quân giai đoạn 1991-1995 đạt 24,5% GDP và khoảng 24,1% GDP giai đoạn 1996-2001 là tăng mạnh so với mức bình quân 19,7% giai đoạn 1986-1990.
    Giai đoạn 1991 – 2001, chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi Đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư Xây dựng cơ bản được quan tâm. Mặc dù chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 63,5% tổng chi NSNN, nhưng tỷ trọng chi đầu tư Phát triển đã vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25%, chi viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi NSNN.

    Thu ngân sách nhà nước
    Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực Tài chính nhà nước. Thu ngân sách không những đã bảo đảm đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của Chính phủ mà còn để dành ra một phần tích luỹ cho Đầu tư phát triển. Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tăng 7,7 lần từ năm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ Thuế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 95% trong tổng số thu. Về quy mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao
    23,3% năm 1995. Bình quân thu ngân sách giai đoạn này là 20,5% GDP. Giai đoạn 1996 – 2000, mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là huy động 20% – 21% GDP vào NSNN thông qua Thuế và phí. Nhưng thực tế thực hiện năm 1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17% và năm 2000 đạt 19,4%. Và như vậy là chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra.
    .
    Những thách thức trong cân đối ngân sách thời gian qua
    Năm 1996 luật NSNN ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phương pháp điều hành tài khóa. Nhìn chung chúng đã giúp cải thiện rất lớn tình hình ngân sách những năm qua. Tuy vậy, liên tiếp từ năm 1999 đến nay, bội chi ngân sách tính trên GDP tăng liên tục, năm 1999 là 4,9%; năm 2000 là 5%, điều này cũng cho thấy chính sách nới lỏng tài khóa đã được thực hiện.

    Kết luận

     
Đang tải...