Luận Văn Những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO và giải pháp khai thác

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày 7/11/2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) diễn ra Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào ngày 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị định thư gia nhập WTO của VN. Và Theo quy định của WTO, 30 ngày sau khi tổ chức này nhận được thư phê chuẩn Hiệp định gia nhập WTO của Quốc hội Việt Nam, nước ta sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
    Tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau:
    Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử; Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn; Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
    Tuy nhiên, đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi Việt Nam gia nhập WTO là nông dân vì có đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp. Nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể sẽ gặp không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng phần lớn người dân nước ta nhưng cùng với đó sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển.
    Với mục đích làm rõ hơn những thách thức đối với hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO từ đó đề ra những giải pháp cụ thể. Vì lý do trên nên tôi chọn đề tài:
    NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ QÚA TRÌNH GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 2
    1.1 Những nét chính về WTO 2
    1.2 Vai trò của WTO 3
    1.3 Các nguyên tắc của WTO 4
    1.4. Những lý do của tự do hoá thương mại 4
    1.5. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 7
    1.5.1 Cam kết đa phương 7
    1.5.2 Cam kết về thuế nhập khẩu 9
    1.5.3 Cam kết về mở của thị trường dịch vụ 9
    CHƯƠNG II: HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 11
    2.1. Tình hình nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 11
    2.2. Các cam kết và Lộ trình cắt giảm thuế hàng nông sản của Việt Nam 13
    CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 14
    3.1 Thách thức 14
    3.1.1.Thách thức của việc cắt giảm thuế và mở cửa thị trưởng đối với sản xuất nông nghiệp 14
    3.1.2 Thách thức đối với việc xoá bỏ trợ cấp đối với hàng nông sản 15
    3.2 Biện Pháp tháo gỡ 15
    3.2.1 Đối với chính phủ - những biện pháp mang tầm vĩ mô 15
    3.2.2 Đối với doanh nghiệp 17
    KẾT LUẬN 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...