Luận Văn Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU

    Mỗi một quốc gia không thể tự mình phát triển mà không cần đến những mối liên hệ với bên ngoài. Vì vậy hội nhập khu vực và thế giới là một tất yếu với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào. Một quốc gia sẽ giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.
    Là một quốc gia đang phát triển với một nến kinh tếđang trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõđược xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động- theo nhưđánh giá của nhiều nhà nghiên cứu- với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.
    Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó. Một cơ thể vững mạnh sẽ chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi. Khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA là một bước hội nhập mới đối với Việt Nam. Với Việt Nam, một nền kinh tế còn đang phát triển và còn nhiều yếu kém thì thách thức đặt ra là nhiều và to lớn. Tận dụng cơ hội làđiều tất nhiên phải làm vìđó chính là mục đích ta hướng tới, nhưng làm sao để hạn chế những rủi ro, đánh đổi ở mức tối thiểu làđiều cần thiết phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
    Khoá luận "Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA" sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề này.
    Khoá luận của được chia làm 3 chương:
    Chương 1:Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam.
    Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
    Chương3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới.


    Mục lục

    Lời nói đầu 1
    Chương 1 Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam 3
    1.1 Khu mậu dịch tự do ASEAN – AFTA 3
    1.1.1 Sự ra đời của AFTA 3
    1.1.2 Mục tiêu của AFTA 6
    1.1.3 Nội dung chính 10
    1.1.4 Cơ chế hoạt động và tiến trình thực hiện AFTA 12
    1.1.4.1 Hiệp định Thuế quan có hiệu lực chung-CEPT 12
    1.1.4.2 Loại bỏ các hạn chế định lượng và hàng rào phi Thuế quan 16
    1.1.4.3 Vấn đề hải quan 18
    1.1.4.4 Các thể chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA 19
    1.2 Tình hình triển khai AFTA trong thời gian qua 22
    1.2.1 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-6 22
    1.2.2 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-4 23
    1.3 Những cam kết của Việt Nam 23
    1.3.1 Danh mục loại trừ hoàn toàn 23
    1.3.2 Danh mục loại trừ tạm thời 24
    1.3.3 Danh mục cắt giảm Thuế ngay 25
    1.3.4 Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến 26
    Chương 2 Những thách thức của Việt Nam trong tiễn trình hội nhập AFTA 27
    2.1 Cơ hội cho Việt Nam 27
    2.1.1 Cơ hội mở rộng thị trường 27
    2.1.2 Thu hút nhiều đầu tư hơn 28
    2.1.3 Nguồn đầu vào rẻ hơn 28
    2.1.4 Tăng hiệu quả kinh tế 29
    2.2 Thách thức 30
    2.2.1 Thông tin và xử lý thông tin 30
    2.2.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản lý 31
    2.2.3 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 32
    2.2.4 Trình độ phát triển và môi trường phàp lý 33
    2.3 Tình hình thực hiện các cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam 35
    2.3.1 Lĩnh vực Thuế quan 35
    2.3.2 Nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi Thuế quan 36
    2.3.3 Hợp tác hải quan 37
    2.4 đánh giá chung về tác động hội nhập AFTA 37
    2.4.1 Tình hình ngoại thương trong khối ASEAN như sau 40
    2.4.2 Một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cắt giảm Thuế 42
    Chương 3 Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng AFTA trong thời gian tới 46
    3.1 Giải pháp 46
    3.1.1 Thực hiện chiến lược cắt giảm htuế hợp lý và chặt chẽ 46
    3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương 47
    3.1.3 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 49
    3.1.4 Tích cực chuyển đổi cơ cấu phù hợp với CEPT 50
    3.1.5 Cải thiện môi trường đầu tư 51
    3.2 Triển vọng 52
    3.2.1 Triển vọng của Việt Nam trong hợp tác ASEAN 52
    3.2.2 Triển vọng của hợp tác ASEAN với một số quốc gia khác 54
    3.2.2.1 Triển vọng hợp tác Đông Nam á và ba nước Bắc á 54
    3.2.2.2 Hợp tác ASEAN –Nga 55
    3.2.2.3 Hợp tác ASEAN-Mỹ và EU 57
    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...