Luận Văn Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 7-8%, là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển. Đã có nhà đầu tư nói rằng: “Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và giới quan sát nước ngoài. Sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới Việt Nam chưa bao giờ cao hơn hiện nay”. Bởi lẽ, Việt Nam đang ngày một hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế mà ở đó cơ hội cho các nhà đầu tư là lớn nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
    Trong suốt hai thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến hành cuộc cải cách thị trường tự do, và những cuộc cải cách này đã giành được sự khen ngợi từ những nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì lý do đó, sự quan tâm của các nhà nước ngoài đối với quốc gia Đông Nam Á này ngày càng tăng cao. Năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng gần 50%, và sẽ đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2006.
    Nhìn lại những chặng đường đã qua của một nền kinh tế ở Việt Nam, từ một nước chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vào loại thấp, nền kinh tế hoàn toàn là bao cấp thành một nước đi theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ nhì Châu Á, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong một thời gian ngắn ắt hẳn phải tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ một trăm năm mươi của tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), nhà đầu tư quốc tế phải tìm hiểu liệu thách thức khi đầu tư ở Việt Nam có là một những yếu tố khó khăn nhất cản trở việc xúc tiến thương mại hay không? Vậy khó khăn, thách thức đó là gì, giải pháp cho các nhà đầu tư quốc tế như thế nào sẽ được tác giả trình bày trong bài tiểu luận này. Với đề tài: “Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam và giải pháp để vượt qua”, tiểu luận được chia làm ba chương:
    Chương I: Giới thiệu chung về đầu tư quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Chương II: Những thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam.
    Chương III: Giải pháp chung cho các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam.
    Sau đây sẽ là những nội dung chi tiết của bài tiểu luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...