Tiểu Luận Những tác động tích cực của việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên đăt chân lên măt trăng (1969) đã đánh
    dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới, là
    động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất mỗi quốc gia phát triển. Chính sự
    phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tác động
    sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển ở mỗi quốc gia
    dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như chậm phát triển không thể
    nằm ngoài xu thế phát triển của khoa học và công nghệ. Mỗi một trình độ khoa học
    công nghệ nhất định tạo ra một nền sản xuất tương ứng, song cái đích phát triển
    của mỗi quốc gia đều hướng tới là sự giàu có phồn vinh, không ngừng nâng cao
    trình độ khoa học, công nghệ của nước mình.
    Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốc gia
    bởi quy luật phát triển không đều tạo ra. Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩa phát
    triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của
    nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách
    về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác, cũng như phát
    huy triệt để lợi thế của người đi sau. Vì vậy, chuyển giao công nghệ là con đường
    tất yếu để mỗi quốc gia giải quyết tốt nhất các vấn đề khoa học nằm ngoài khả
    năng và cũng cần thiết để mỗi quốc gia phát huy triệt để những lợi thế tương đối
    của mình trong sản xuất một lĩnh vực cụ thể nhằm tăng tính cạnh tranh và đồng
    thời tránh hàng rào bảo hộ kỹ thuật ngày càng tinh vi trên các thị trường.
    Hiểu được tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ trong thế kỷ mới, nhóm
    chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Những tác động tích cực của
    việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao” nhằm đem đến sự
    khuyến khính, động lực mới cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước
    đang có chiến lược thực hiện chuyển giao công nghệ . Trong quá trình nghiên cứu,
    chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều điểm thiết sót, nhóm chúng tôi rất chân thành
    mong được sự góp ý.
    CHƯƠNG I: KHOẢN LỢI TỪ VIỆC BÁN CÔNG NGHỆ
    1. Cái nhìn chung về chuyển giao công nghệ:
    Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc nâng cao chất lượng và sức
    cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ ngày càng đóng
    vai trò quan trọng. Không chỉ đơn giản là việc chia sẻ chất xám trên mọi ngành,
    mọi lĩnh vực kinh tế, nó còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nước nhận chuyển
    giao từ việc tiếp nhận những tiến bộ kĩ thuật và quyền sở hữu về tri thức, với động
    lực chính là lợi nhuận và thị trường.
    Như chúng ta được biết, chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thường là
    việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với
    việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên
    khác. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm nhập khẩu công nghệ và xuất
    khẩu công nghệ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nhận chuyển giao
    (nhập khẩu công nghệ) được hiểu là việc chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới
    hoặc từ trong khu chế xuất của nước nhận chuyển giao vào lãnh thổ nước đó.
    Để việc thực hiện chuyển giao công nghệ thành công cần có sự tham gia và
    dựa vào tri thức bản địa. Từ đó hình thành quyền sở hữu quy trình, thể chế và kết
    quả và thúc đẩy chuyển giao quyền sử dụng hợp pháp và phát triển theo định
    hướng riêng.
    Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ còn là hiện tượng hướng vào con người
    phụ thuộc vào các quan hệ chặt chẽ giữa nhà tài trợ, đối tượng tiếp nhận và đối
    tượng trung gian. Đó là chia sẻ tri thức giữa các cá nhân ở địa phương, nhà hoạch
    định chính sách, nhà khoa học, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...