Luận Văn Những tác động của tư tưởng Phật giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần con người Huế.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Những tác động của tư tưởng Phật giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần con người Huế.
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Trong hơn 300 năm từ 1636 đến 1945, với tư cách là trung tâm chính trị và văn hoá của Đàng Trong và là kinh đô của đất nước thống nhất, Huế cũng là thủ đô Phật giáo của cả nước. Ngày nay “Huế - di sản văn hoá thế giới”, Huế cũng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước.
    Từ khi du nhập cho đến nay, Phật giáo Huế luôn phức tạp và phong phú về xu hướng phát triển và cũng luôn là điểm khởi đầu, điểm nóng của vấn đề Phật giáo Việt Nam. Sự kiện ngày 8/5/1963 tại đài phát thành Huế góp phần xứng đáng cho sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Sự kiện ngày 24/5/1993 và sự kiện tháng 10/1994, tháng 6 năm 2001 tại Huế đã làm chấn động cả nước và buộc chúng ta không đơn giản chỉ coi Phật giáo là một tôn giáo đơn thuần mà còn là một tổ chức chính trị.
    Phật giáo Huế có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đời sống nhân dân Huế. Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ chưa một lần tách lẻ với sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, bến Thương Bạc, cửa Ngọ Môn. Cũng như vậy, đã từ lâu chùa Một Cột, tháp Phước Duyên, bến Nhà Rồng là biểu tượng cho ba miền của đất nước cũng là biểu tượng cho ba thành phố thân yêu của Tổ quốc: Hà Nội - Huế - thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ, trên truyền hình, trong tình cảm của mỗi người. Phật giáo Huế đã có một bề dày lịch sử đan quyện, gắn bó vững chắc trong lòng người dân Huế. Phật giáo Huế là một trong các thành tố chung tạo nên nền văn hoá Huế. Con người Huế, cách sống Huế không thể không có sự hun đúc của tư tưởng Phật giáo.
    Trong suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày nay họ đã, đang góp sức mình cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Vấn đề đặt ra là phải biết gạt bỏ những yếu tố thần bí, hư ảo, mê tín xuyên tạc trong các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, tìm ra cái nhân bản tích cực trong đó: Sự thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân lao động về cuộc sống tương lai của họ; sự phản ánh và tố cáo những gì còn bất công của xã hội mà họ còn đang sống.
    Trong từng giai đoạn lịch sử nhất định tín ngưỡng Phật giáo là nhu cầu đời sống tinh thần thiết thực của một bộ phận không nhỏ trong dân cư Việt Nam, đặc biệt là dân cư Thừa Thiên Huế. Từ đó điều quan trọng không phải là ngăn cấm mà là cách tổ chức nhân dân có tín ngưỡng “kính đạo, yêu đời” đóng góp tích cực sức mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có gìn giữ và phát triển “Huế - Di sản văn hoá thế giới”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...