Tiểu Luận Những rủi ro mà các nhà nhập khẩu thường gặp phải khi thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện và

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    I. Giới thiệu về các phương thức thanh toán quốc tế. 3
    1. Tổng quan về phương thức thanh toán quốc tế. 3
    2. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay. 3

    2.1. Phương thức chuyển tiền( remittance). 3
    2.1.1. Khái niệm 3
    2.1.2. Các loại T/T 4
    2.1.3. Quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện. 4
    2.2. Phương thức ghi sổ( open account). 5
    2.2.1. Khái niệm 5
    2.2.2. Quy trình thanh toán ghi sổ. 6
    2.3. Phương thức nhờ thu( collection). 6
    2.3.1. Khái niệm 6
    2.3.2. Quy trình thanh toán nhờ thu. 7
    2.4. Phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C). 11
    2.4.1. Khái niệm 11
    2.4.2. Các loại L/C 11
    2.4.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng. 16
    II. Những rủi ro mà nhà nhập khẩu gặp phải khi thanh toán chuyển tiền bằng điện 17
    1. Những rủi ro mà nhà nhập khẩu thường gặp. 17
    2. Một số giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro. 17







    LỜI MỞ ĐẦU
    Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định.Đối với nước ta, phát triển kinh tế đối ngoại là 1 tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn 4 năm kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã chứng kiến những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ. Hoạt động giao thương mở rộng khiến nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước tăng vọt. Thanh toán quốc tế từ đó phát triển như 1 tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng nhiều và các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên phổ biến, việc thanh toán giữa người bán và người mua ở những vị trí địa lý cách xa nhau, với những rào cản về ngôn ngữ, thói quen mua bán, luật lệ không hề đơn giản. Dẫn đến nhu cầu cần thiết phải có các phương tiện để thanh toán tiện lợi, ít rủi ro. Do đó các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng của mình mà áp dụng loại phương thức thanh toán phù hợp.

    Bố cục của bài gồm có 2 phần:
    I. Giới thiệu về các phương thức thanh toán quốc tế
    II. Những rủi ro mà các nhà nhập khẩu thường gặp phải khi thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện và đề xuất một số giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro.

    Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như trong thời gian nghiên cứu nên bài viết không thể tránh khỏi có những sai sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...