Tài liệu Những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp pháp lý phát sinh trong quản lý nhà n

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải quyết tranh chấp pháp lý phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là những tranh chấp giữa công dân và các cơ quan hành chính nhà nước là một vấn đề được quan tâm và điều chỉnh của luật hành chính các nước và luật hành chính nước ta.
    Thực chất của tranh chấp hành chính là tranh chấp giữa cơ quan hành chinhs nhà nước hoặc cơ quan khác của nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính với các cá nhân và tổ chức.
    Chế định pháp luật này hình thành khá sơm trong lịch sử, gắn việc giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện của dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính (nói theo ngôn ngữ hiện đại).
    Chế định pháp luật này ở nước ta có thể được chia thành 2 giai đoạn phát triển chính:
    1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1996
    Trước khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính (1996), mọi tranh chấp hành chính đều được giải quyết bằng con đường hành chính. Tuy vậy, cũng có những ngoại lệ, trước năm 1996 khi toà án nhân dân chưa có chức năng xét xử hành chính, nhưng toà án nhân dân vẫn giải quyết những vụ việc mà nội dung, bản chất của nó là giải quyết những tranh chấp hành chính. VD: những khiếu kiện đối với những QĐ kỷ luật buộc thôi việc đối với CB, CNVC thì do toà lao động giải quyết
    a. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật nước ta về giải quyết tranh chấp hành chính từ năm 1945 đến 1996:
    Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hoạt động QLNN ở nước ta mà pháp luật điều chỉnh chủ yếu tập trung vào việc giải quyết tranh chấp giưã CQNN (chủ yếu là CQHCNN) và công dân trong lĩnh vực khiếu nại. Ở nứơc ta KN là một trong những quyền cơ bản của công dân được HP ghi nhận, đồng thời KN còn là phương tiện được công dân sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình, tránh sự xâm hại, sự tuỳ tiện từ phía cơ quan công quyền (chủ yếu là CQHCNN) và là cầu nối, tuyến thông tin quan trọng giữa công dân với đảng , nhà nước.
    +Hiến pháp 1946: đặt nền tảng cho sự hình thành quyền KN của công dân
    +HP 1959: Quy định quyền KN và Tố cáo (TC) của công dân thành một điều riêng (Đ29)
    + HP 1980: Điều 73
    Ý nghĩa chính trị - pháp lý của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân không chỉ thể hiện trong Điều 73 Hiến pháp 1980, còn được xác nhận trong hàng loạt điều của bản Hiến pháp này
    - Điều 94 và 119 Hiến pháp xác định đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân
    - Uy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụxét và giải quyết các điều khiếu nại và tố cáo của công dân (Điều 123).
    +HP 1992: Điều 74 Hiến pháp 1992 ghi nhận: công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
    Điều 73 Hiến pháp 1980 chỉ xác định đối tượng của việc KNi, tố cáo là những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức và đơn vị đó,
    Hiến pháp 1992 (Điều 84) chỉ ra đối tượng rộng hơn, cụ thể hơn là những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
    + Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật khiếu nại, tó cáo ( ngày 02/12/1998), và đã được sđ, bs năm 2004 và năm 2005
    2. Giai đoạn từ 1996 đến nay:
    a. Vấn đề tổ chức TAHC ở nước ta: QH và UBTVQH đã ban hành:
    - Luật sđ, bs một số điều của Luật tổ chức TAND 28/10/1995
    - PL thủ tục giải quyết các vụ án HC 21/5/1996 đã được sđ, bs theo PL sđ, bs một số điều của PL thủ tục giải quyết các vụ án HC ngày 25/12/1998
    - Ngày 28/10/1995, Quốc hội n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, tại kỳ họp thứ 8 , đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân(Luật được thông qua ngày 6/10/1992 và đã được sửa đổi, bổ sung lần đầu ngày 28/12/1993), trong đó trao cho Toà án nhân dân chức năng xét xử những vụ án hành chính, và thiết lập một toà án hành chính trong Toà án nhân dân tối cao và các toà án nhân dân cấp tỉnh bên cạnh các toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động để thực hiện chức năng này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...