Tài liệu Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    oanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng đóng vai trò quan trọng
    trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
    Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến đầu năm 2007, nước ta có khoảng 230.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 95% là DNNVV, đóng góp gần 30% vào GDP mỗi năm, cung cấp khoảng trên 30% tổng sản lượng công nghiệp và tạo ra khoảng 40% lao động việc
    làm.(1) Việc mở rộng cho vay đối với
    DNNVV là xu thế tất yếu, không chỉ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mà DNNVV còn là nguồn khách hàng quan trọng do đó các tổ chức tín dụng phải đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các DNNVV luôn gặp phải những khó khăn mà nguyên nhân không chỉ từ thực trạng của nền kinh tế mà còn xuất phát từ hạn chế trong hệ thống pháp luật.
    Trong những năm qua, việc cho vay đối với DNNVV đã có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNNVV trong các năm gần đây đều tăng cả về số lượng và tỉ trọng: Năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 là khoảng 22%. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại





    dành cho khối DNNVV vay chiếm bình quân khoảng 40% tổng dư nợ.(2) Chỉ tính riêng hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV tăng liên tục qua từng năm. Năm 2001, dư
    nợ cho vay khối này chỉ đạt 2,303 tỉ đồng (chiếm 3,83% tổng dư nợ) thì đến năm 2005 đã đạt 49,088 tỉ đồng (chiếm 35,56%) và năm 2006 tăng lên trên 64 tỉ đồng (chiếm khoảng 37% tổng dư nợ).
    Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV còn gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận
    được.(3) Một trong những nguyên nhân của
    thực trạng này là các DNNVV không có đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó thiếu và/hoặc không đủ tài sản bảo đảm là điều kiện khó đáp ứng nhất đối với các DNNVV.
    1. Các văn bản pháp luật hiện hành về cấp tín dụng và bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004) đã




    * Ngân hàng Nhà nước Việt Nam



    trao quyền cho tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
    Mục 5 Chương 17 Phần thứ ba Bộ luật
    dân sự năm 2005 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ tiền vay).
    Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lí tài sản bảo đảm.
    Theo Điều 5 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, một trong những điều kiện vay vốn là khách hàng (bao gồm cả DNNVV) phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Như vậy, việc thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện vay vốn ngân hàng của các khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng.
    Theo các quy định pháp luật nêu trên thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, các DNNVV có thể được ngân hàng cho vay có hoặc không có tài sản bảo đảm (bao gồm cả hình thức tín chấp) hoặc cho vay trên cơ sở bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng và DNNVV có thể thoả thuận lựa chọn các hình thức bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp.
    Để thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP



    của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, tháo gỡ khó khăn về điều kiện vay vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV, ngày 20/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (Quy chế này đã được sửa đổi theo Quyết định số 115/2004/QĐ-TTG ngày 25/06/2004) quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hoạt động chủ yếu của quỹ này là cung cấp, bảo lãnh cho các DNNVV khi vay vốn ngân hàng. Tiếp đó, Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng (ví dụ: Thông tư của Ngân hàng nhà nước số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV; Thông tư của Bộ tài chính số 93/2004/TT-BTC ngày 29/09/2004 hướng dẫn một số nội dung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV).
    2. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành về cấp tín dụng và bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Trong những năm vừa qua, chính sách
    cấp tín dụng nói chung và chính sách bảo đảm tiền vay nói riêng đã được Nhà nước liên tục hoàn thiện theo hướng công bằng, minh bạch và thuận tiện. Ưu điểm chủ yếu của pháp luật về bảo đảm tiền vay đối với DNNVV có thể chỉ ra là:



    Thứ nhất, pháp luật về bảo đảm tiền vay hiện hành đã được hoàn thiện theo nguyên tắc của cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp về nguồn gốc sở hữu (giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác), về quy mô doanh nghiệp. Cơ chế cấp tín dụng và bảo đảm tiền vay đã thực sự tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi và hiệu quả. Các TCTD đã áp dụng một chế độ cấp tín dụng và bảo đảm tiền vay chung cho tất cả các doanh nghiệp. Bảo đảm tiền vay đã được hiểu theo nguyên tắc không chỉ bao gồm việc cho vay có tài sản bảo đảm mà còn bao gồm cả việc TCTD chủ động lựa chọn dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
    Thứ hai, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi riêng cho các DNNVV vay vốn bằng việc cho phép thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cung cấp bảo lãnh vay vốn cho các DNNVV. Đây là chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước cho khu vực DNNVV để giải quyết phần nào khó khăn lớn nhất của khu vực này là thiếu tài sản bảo đảm khi vay vốn ngân hàng.
    Thứ ba, pháp luật về ngân hàng hiện hành đã đa dạng hoá hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Ngoài hoạt động cho vay truyền thống, DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua các hình thức chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Một trong



    những ưu điểm lớn nhất của các hình thức cấp tín dụng này là không yêu cầu bắt buộc phải có tài sản bảo đảm như hình thức cho vay thông thường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...