Tài liệu Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về bộ máy nhà nước trong quá trình phát triển đất

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về bộ máy nhà nước


    trong quá trình phát triển đất nước




    1. Quan điểm của Đảng về Nhà nước thời kỳ trước đổi mới đất nước




    Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Đó là một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. “Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước nhà”1.


    Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước đã được thể chế hoá trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946. Với Hiến pháp này, Đảng ta chủ trương thực hiện “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” nhằm đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do dân chủ.


    Do các điều kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mô hình bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp 1946 đã không được tổ chức trong thực tiễn. Tuy nhiên, những nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước dân chủ nhân dân vẫn được thực hiện nhất quán trong quá trình “kháng chiến, kiến quốc”. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trong bối cảnh mới của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: “tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”. Trong điều kiện đó, Đảng chủ trương ở miền Bắc “phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm

    nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản”, “Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng


    hoà làm nhiệm vụ của chuyên chính vô sản”2.




    Như vậy, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, vấn đề chuyên chính vô sản đã được đặt ra trong điều kiện Nhà nước ta vẫn là Nhà nước dân chủ nhân dân. Đảng ta cho rằng “khi nào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến triển thành cách mạng XHCN, thì chuyên chính dân chủ nhân dân sẽ trở thành chuyên chính vô sản. Lúc đó nhiệm vụ cơ bản của chính quyền chuyên chính đã thay đổi, cho nên thực chất của nó cũng thay đổi.


    Hình thức Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân vẫn có thể tồn tại khi nội dung của nó đã chuyển đổi thành chuyên chính vô sản. Nhưng nếu nhiệm vụ và yêu cầu là cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì về thực chất chế độ dân chủ nhân dân sẽ trở thành chế độ dân chủ XHCN”3.


    Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) đã xác định: “Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tổ chức thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển xã hội”4.


    Quan điểm của Đảng về Nhà nước chuyên chính vô sản đã được thể chế hoá trong Hiến pháp 1980 “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài, xây dựng thành công XHCN, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới” (Điều 2 Hiến pháp 1980).

    Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta xác định “quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, thực hiện bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đó là chuyên chính vô sản. Nhà nước ta, vì vậy, là Nhà nước chuyên chính vô sản”5.


    Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản trong quá trình quá độ lên chủ CNXH ở nước ta. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tạo lập chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Vai trò của Nhà nước bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của chế độ làm chủ tập thể. Nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm của bộ máy nhà nước được xác định rộng lớn, tính chất, nội dung, phạm vi hoạt động của bộ máy nhà nước gắn kết chặt chẽ với từng nội dung xây dựng của chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động. “Nhà nước vừa là một tổ chức hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức kinh tế và văn hoá, giáo dục. Nhà nước ấy phải đủ tư cách và năng lực để tổ chức và quản lý mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội; củng cố quốc phòng; tổ chức xây dựng và quản lý kinh tế, văn hoá; bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể và cá nhân”6.


    Đảng ta nhấn mạnh: “Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, Nhà nước ta phải là một thiết chế của dân, do dân và vì dân, là một tổ chức đủ năng lực để tiến hành ba cuộc cách mạng, xây dựng chế độ mới; nền kinh tế mới; nền văn hoá mới và con người mới, đủ sức bảo vệ lợi ích của tập thể và của cá nhân, đủ sức giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN và những thành quả cách mạng”7.


    Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử to lớn với nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm được xác định bởi chế độ làm chủ tập thể XHCN, cần tăng cường hiệu lực của Nhà nước, thi hành những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong

    giai đoạn phát triển của đất nước. “Muốn vậy, cần nêu cao vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Trong hệ thống chính quyền nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cả nước; và các HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước của các địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội quyết định những công việc quan trọng nhất của Nhà nước và các HĐND địa phương quyết định những công việc quan trọng của chính quyền nhà nước ở địa phương. Quốc hội và HĐND cử ra các cơ quan chấp hành ở trung ương là Hội đồng Chính phủ và ở các cấp là Uỷ ban nhân dân (UBND). Quốc hội và HĐND các cấp giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Trách nhiệm của Hội đồng Chính phủ và UBND các cấp trước Quốc hội và HĐND các cấp phải được quy định rõ ràng và thể hiện đầy đủ bằng những thể thức cụ thể. Phải quy định chế độ và tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có thể thu thập và phản ánh ý kiến của nhân dân cho các cơ quan nhà nước và theo dõi cách giải quyết của các cơ quan ấy. Phải có chế độ liên hệ thường xuyên giữa cử tri và đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, bảo đảm sự kiểm tra và quyền bãi miễn của cử tri đối với đại biểu do họ bầu ra”8.


    Những quan điểm của Đảng về vai trò, trách nhiệm, chức năng của Nhà nước, về bản chất, mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền trong bộ máy nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IV của Đảng về thực chất đã tạo lập các cơ sở lý luận cho mô hình bộ máy nhà nước được thể chế hoá trong Hiến pháp 1980.


    2. Sự phát triển các quan điểm của Đảng về mô hình bộ máy nhà nước trong


    quá trình đổi mới đất nước




    Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối đổi mới đã đặt ra những cơ sở quan trọng cho việc đổi mới tư duy, quan điểm về xây dựng nhà nước trong các điều kiện tiến hành cải cách kinh tế.

    Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể XHCN, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức thành cơ quan quyền lực chính trị. Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN”9. Mặc dù vẫn dùng khái niệm “Nhà nước chuyên chính vô sản”, nhưng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI đã có đổi mới: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hoá bằng pháp luật, quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật. Nhà nước ta phải bảo đảm quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân”10.


    Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra nhiều yếu kém, bất cập của bộ máy nhà nước và cho rằng: “Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là nguyên nhân trực tiếp làm cho bộ máy nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và chức năng, tiêu chuẩn cán bộ chưa được xác định rõ ràng”11. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ sở để đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, cải cách bộ máy nhà nước sẽ thúc đẩy việc xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, tạo ra cơ chế quản lý mới phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của cải cách kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng ta chủ trương “Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn (chúng tôi nhấn mạnh-LMT) về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước theo phương hướng: Xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý - hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội”12.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...