Tiểu Luận Những nội dung thường gặp và khó phần liên kết hóa học

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 2
    MỞ ĐẦU 3
    NỘI DUNG 4

    I. TÓM TẮT NỘI DUNG 4
    I.1. Những nội dung cơ bản. 4
    a. Quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết hóa học. 4
    b. Sự tạo thành ion. 4
    c. Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị 4
    d. Bậc liên kết 5
    e. Liên kết xichma (s) và liên kết pi (p). 5
    f. Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. 6
    I.2. Những nội dung khó. 7
    a. Một số đại lượng đặc trưng cho liên kết hóa học. 7
    b. Một số loại liên kết hóa học. 8
    c. Cách viết công thức Lewis. 9
    d. Sự lai hoá obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. 10
    e. Thuyết MO và sự hình thành liên kết cộng hoá trị 13
    f. Sự cộng hưởng - liên kết nhiều tâm không định xứ. 13
    g. Mạng tinh thể. 14
    II. BÀI TẬP VẬN DỤNG 15
    II.1. Hệ thống bài tập có hướng dẫn giải 15
    Bài 1. 15
    Bài 2. 17
    Bài 3. 18
    Bài 4. 20
    II.2. Hệ thống bài tập tự giải 23
    KẾT LUẬN 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

    MỞ ĐẦU
    Từ hơn một trăm năm mươi năm trước, các nhà khoa học đã cho rằng mọi chất đều được tạo nên từ những hạt cực kỳ nhỏ bé gọi là nguyên tử và chúng rất ít khi tồn tại độc lập mà kết hợp với các nguyên tử khác tạo thành các phân tử hay tinh thể, sự kết hợp các nguyên tử với nhau gọi là liên kết. Hoá học đã liên tục có những bước phát triển nhảy vọt ở thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 khi con người thực sự khám phá ra cấu trúc của nguyên tử, hạt nhân, tìm hiểu về điện tử. Đồng thời những khám phá của vật lý học gần đây về bản chất sóng của điện tử đã thúc đẩy hoá học đi sâu vào cấu trúc và biến đổi của vật chất.
    Từ những điều trên đây, rõ ràng chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của những kiến thức về Hóa học đại cương đối với việc dạy học môn Hoá học và trong chương trình hoá học ở phổ thông. Phần liên kết hóa học là một trong những phần cơ sở quan trọng trong hệ thống hóa học đại cương. Tuy nhiên đây cũng là phần kiến thức phức tạp và mang tính trừu tượng cao, do đó nhìn chung cơ sở lý thuyết và bài tập của phần này mới chỉ được HS tiếp thu một cách hạn chế.
    Nhằm mục đích tạo ra nền tảng kiến thức cơ bản và từng bước chuyên sâu khi học sinh bước chân vào trường trung học phổ thông, tôi đã chọn đề tài: “Những nội dung thường gặp và khó phần liên kết hóa học”.
    Tôi hi vọng đề tài sẽ góp phần xây dựng được một hệ thống lý thuyết, bài tập về liên kết hóa học tương đối phù hợp với yêu cầu và mục đích bồi dưỡng học sinh ở trường phổ thông. Nó cũng sẽ là tư liệu bổ ích trong việc dạy học cho các bạn đồng nghiệp.



    NỘI DUNG
    I. TÓM TẮT NỘI DUNG I.1. Những nội dung cơ bản a. Quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết hóa học
    Theo quy tắc bát tử thì nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 đối với Heli) ở lớp ngoài cùng.
    b. Sự tạo thành ion Cation [​IMG] Nguyên tử [​IMG] Anion
    (M[SUP]n+[/SUP]) (M) (M[SUP]m-[/SUP])
    c. Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị
    * Liên kết ion
    - Khái niệm: Liên kết ion là liên kết hóa học được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện ngược dấu.
    - Đặc điểm chung:
    + Liên kết ion là liên kết hóa học bền, do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu là lớn.
    + Liên kết ion không có tính định hướng trong không gian do trường lực ion tạo ra có dạng cầu.

    + Liên kết ion không có tính bão hoà, số lượng nguyên tử hay ion là không hữu hạn, các ion trái dấu sắp xếp xen kẽ, luân phiên nhau theo một trật tự xác định, tuần hoàn tạo ra mạng tinh thể ion.
    - Tính chất chung của các hợp chất ion:
    + Luôn là chất rắn tinh thể ion.
    + Có nhiệt độ nóng chảy cao và không bay hơi khi cô cạn dung dịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...