Luận Văn Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế. Đánh giá chính sách thương mại quốc tế của

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những nội dung chủ yếu của chính sách TM quốc tế. Đánh giá chính sách TM quốc tế của VN


    Lời nói đầu
    Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó. Thực hiện chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà Đảng ta đã đề ra từ Đại hội 6 ( năm 1986) kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình quan trọng. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, đời sống văn hoá vật chất tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân được cải thiện. Thực tế đã minh chững cho con đường phát triển kinh tế của Đảng ta đã chọn là đúng đắn.
    Là một trong những chính sách kinh tế xã hội quan trọng, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam đã góp phần không nhỏ tạo nên bước chuyển ấy. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng và ngày càng đóng góp vào GDP. Gần 20 năm đã trôi qua , chúng ta rất cần đánh giá lại chính sách kinh tế xã hội quan trong này để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện được mục tiêu mà chính sách kinh tế xã hội 2001 – 2010 Đảng ta đã đề ra trong Đại hội 9.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên em thực hiện bài viết: “Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế . Đánh giá chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Những đề xuất”. Hy vọng sẽ cung cấp một cách nhìn về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Do thời gian ngắn, đề tài phức tạp có nhiều cách tiếp cận quan điểm khác nhau , trình độ của người viết lại có hạn nên bài viết không khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được thông cảm!
    Cuối cùng em xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Thường Lạng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong phương pháp tiếp cận đề tài, để hoàn thành bài viết này.
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    1. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế
    1.1 Khái niệm
    Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.
    Chức năng điều chỉnh của chính sách thương mại quốc tế thể hiện trên hai mặt sau đây:
    Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịc quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
    Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
    1.2 Vai trò.
    Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước , nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất , chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế .
    Chính sách thương mại quốc tế có thể tạo nên các tác động tích cực khi nó có cơ sở khoa học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ các bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước, tuân theo các quy luật khách quan trong sự vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế và thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với những biến đổi mau lẹ của thực tiễn.
    2. Nội dung của chính sách thương mại quốc tế
    Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau. Đó là:
    1+ Chính sách mặt hàng: Trong đó bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước cũng như những mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất – nhập khẩu, trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.
    2+ Chính sách thị trường : Bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội .
    3+ Chính sách hỗ trợ bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như chính sách sử dụng các đòn bẩy kinh tế Các chính sách này có thể gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
    3. Các xu hướng cơ bản của chính sách thương mại quốc tế :
    Chính sách thương mại quốc tế đều vận động theo những quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ bản sau: Xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này mang tính khách quan và tạo nên cơ sở cho sự hình thành chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn.
    3.1 Xu hướng tự do hoá thương mại
    1+ Cơ sở khách quan: Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ khu vực hoá và toàn cầu hoá khác nhau, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình kinh tế mở với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nền kinh tế . Tự do hoá thương mại đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại.
    2+ Nội dung: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế , nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thưương mại quốc tế cả bề rộng lẫn bề sâu. Trước hết nhằm vào việc chủ trương mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu .
    3+ Kết quả của tự do hoá thưương mại là ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như các hoạt động dịch vụ quốc tế được thâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời cuãng đạt được một sự thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ trong nước ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu .
    4+ Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thưương mại là việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thưương mại quốc tế .
    3.2 Xu hướng bảo hộ mậu dịch
    1+ Cơ sở khách quan là sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài, cũng như do các nguyên nhân lịch để lại.
    2+ Xu hướng này xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tục được củng cố trong quá trình phát triển của nền thưương mại quốc tế với cong cụ được sử dụng là phổ biến nhất là thuế quan. Bên cạnh đó còn có các công cụ hành chính, các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Mục tiêu của bảo hộ mậu dich là để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hoá từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia . Có bốn lý do để biện minh cho chế độ bảo hộ mậu dịch:
    Một là, lý lẽ để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ
    Hai là, lý lẽ về việc tạo nên nguồn tài chính công cộng
    Ba là, lý lẽ về việc khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp thông qua việc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ.
    Bồn là, lý lẽ về việc thực hiện phân phối lại thu nhập
    3.3 Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hoá thưương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.
    Trên thực tế hai xu hướng này tồn tại song song và chúng được sử dụng một cách kết hợp với nhau. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tuỳ theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng và kết hợp một cách khéo léo hai xu hướng nói trên với những mức độ khác nhau ỡ từng lĩnh vực của các hoạt động thưương mại quốc tế . Những lý do chủ yếu cho sự kết hợp này là:
    1+ Về mặt lịch sử, chưa khi nào có tự do hoá thương mại hoàn toàn đầy đủ, và trái lại cũng không khi nào lại có bảo hộ mậu dịch quá dày đặc đến mức làm tê liệt các hoạt động thương mại quốc tế ( trừ trường hợp có sự bao vây cấm vận hoặc chiến tranh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...