Luận Văn Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    * Lời nói đầu 1
    Tính cấp thiết của đề tài 2
    Mục tiêu của đề tài 2
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin 2
    Cấu trúc của khoá luận 3
    cHƯƠNG 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩU rau quả của Việt Nam 4
    1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của việt nam 4
    1.1.1. Vài nét giới thiệu về ngành rau quả việt nam 4
    1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả 6
    1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm 7 1.1.2.2. Đặc điểm về vật tư nguyên liệu 7
    1.1.2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất 7 1.1.2.4. Đặc điểm vận chuyển bảo quản 7
    1.1.2.6. Đặc điểm về giá cả 8
    1.1.3. Vai trò vị trí của sản xuất và xuất khẩu rau quả 8 1.1.3.1. Vị trí của rau quả đối với đời sống 8
    1.1.3.2. Vai trò vị trí của rau quả trong nền kinh tế quốc dân 9
    1.1.4. Lợi thế của việt nam trong xuất khẩu rau quả 11
    1.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên 11
    a. Về mặt địa lý sinh thái 11
    b. Về đất đai 12
    1.1.4.2. Về nguồn nhân lực 12
    1.1.4.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất khẩu hiện nay. 13
    1.2. Tổng quan về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam 15
    1.2.1. Khái quát chung 15
    1.2.2. Phân loại các nhân tố ảnh hưởng 15
    cHƯƠNG 2: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam 19
    2.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu rau quả ở việt nam 19
    2.1.1. Tình hình sản xuất quả 19
    2.1.2.Tình hình sản xuất rau 23
    2.1.3. Chế biến và bảo quản rau quả 25
    2.1.3.1. Hệ thống bảo quản rau quả 25
    2.1.3.2. Hệ thống chế biến rau quả 26
    2.1.4. Thực trạng xuất khẩu rau quả 27
    2.1.4.1. Kim ngạch xuất khẩu 28
    2.1.4.2. Thị trường xuất khẩu rau quả 30
    2.1.4.3. Nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu 39
    2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam. 42
    2.2.1. Nhân tố bên trong 42
    2.2.1.1. Tình hình tài chính 43
    a. Vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 43
    b. Vốn vay 45
    c. Công tác liên doanh 47
    d. Quản lý tài chính 48
    2.2.1.2. Lực lượng lao động 48
    2.2.1.3. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến để xuất khẩu 50
    2.2.1.4. Nguyên vật liệu 51
    2.2.1.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 53
    2.2.1.6. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 54
    a. Sản phẩm ( Product) 55
    b. Giá cả ( Price) 57
    c. Phân phối ( Place) 58
    d. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (promotion) 59
    2.2.1.7. Văn hoá doanh nghiệp 62
    2.2.2. Nhân tố bên ngoài 63
    2.2.2.1. Môi trường quốc tế. 63
    a. Tình hình kinh tế chính trị xã hội quốc tế nói chung 63
    b. Tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả thế giới 64
    2.2.2.2. Môi trường pháp lý 66
    2.2.2.3. Môi trường văn hoá - xã hội 68
    2.2.2.4. Môi trường khoa học công nghệ 69
    2.2.2.5. Môi trường kinh tế 70
    2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng 73
    2.2.2.7.Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả 73
    Chương 3: Phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ( 2005-2010) 75
    3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu rau quả đến năm 2010 75
    3.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu rau quả 75
    3.1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu rau quả đến năm 2010 75
    3.1.2.1. Một số quan điểm định hướng về duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả 75
    a. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trước hết cần đa dạng hoá trong sản xuất, đa phuơng hoá trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau quả 76
    b. Trong việc duy trì và mở rộng thị trường rau quả cần chú ý khai thác những sản phẩm cây trồng đặc sản truyền thống 77
    3.1.2.2.Định hướng kim ngạch, thị trường và mặt hàng rau quả xuất khẩu 77
    a. Kim ngạch xuất khẩu rau quả 78
    b. Thị trường xuất khẩu 78
    c. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 79
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả 80
    3.2.1. Giải pháp về phát triển sản xuất chế biến 81
    3.2.2. Giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu 81
    3.2.3. Giải pháp về tổ chức lưu thông xuất khẩu rau quả 82
    3.2.4. Giải pháp về vốn tài chính 82
    3.2.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 84
    3.2.7. Giải pháp về Marketing-Mix 84
    3.2.7.1. Sản phẩm (product) 84
    3.2.7.2. Giá cả (price) 85 3.2.7.3. Phân phối (place) 86
    3.2.7.4. Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (promotion) 86
    3.3. Một số kiến nghị đề xuất 88
    3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 88
    3.3.1.1. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả 88
    3.3.1.2. Thực hiện chính sách gắn bảo hộ với chiến lược xuất khẩu 89
    3.3.1.3. Tài trợ cho xuất khẩu 89
    3.3.1.4. Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu 90
    3.3.1.5. Tăng cường công tác xuất khẩu 90
    3.3.2. Về phía doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu 91


    * Kết luận 93


    Phụ lục 1: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả đến năm 2005 và năm 2010
    Phụ lục 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của các loại sản phẩm phục vụ xuất khẩu
    Phụ lục 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước trên thế giới
    Phụ lục 4: Thị trường xuất khẩu chính của vegetxco
    Phụ lục 5 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính
    Phụ lục 6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trương Nhật Bản của Vegetxco
    Phụ lục 7:Kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị

    * Tài liệu tham khảo




    Lời nói đầu
    Tính cấp thiết của đề tài
    Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài, nhãn, chôm chôm và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây, cà chua Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong khối SEV, năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp (năm 1988). Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được còn thấp. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam với một số nước Châu á có tiềm năng về sản xuất các loại rau quả như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa được khai thác .
    Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có giải pháp hữu hiệu phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất, chế biến, lưu thông xuất khẩu rau quả, chưa đánh giá đúng mức lợi thế của nó trong lĩnh vực xuất khẩu.
    Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam để từ đó đề ra những giải pháp hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới là rất cấp thiết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, phát triển nhanh thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam không chỉ là mối quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ thương mại, mà đồng thời đây cũng là đòi hỏi bức xúc của người sản xuất kinh doanh xuất khẩu rau quả hiện nay.
    Mục tiêu của đề tài
    Đề tài: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam sẽ nghiên cứu, chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả và nhân tố nào quyết định năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận tập trung nghiên cứu những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua; nghiên cứu về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu; nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chủ yếu có lợi thế ở Việt Nam trong thời gian tới.
    Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
    Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân tích-so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo, bảng biểu, phân tích kinh tế vĩ mô và thu thập thông tin trên 3 hướng chính:
    *Thông qua tài liệu sẵn có được tích luỹ trong thời gian học tập, kết hợp với những thông tin và tài liệu của một số cơ quan ( Bộ thương mại, Tổ chức nông nghiệp - Lương thực thế giới, Viện kinh tế thế giới, Tổng công ty rau quả Việt Nam, Thư viện quốc gia )
    *Sử dụng thông tin và kết qủa nghiên cứu trong lĩnh vực về sản xuất nông nghiệp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
    *Tham gia ý kiến đóng góp của các thầy giáo trong trường.
    Cấu trúc của khoá luận
    Khoá luận được trình bày gồm 3 chương chính:
    Chương 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
    Chương 2: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam
    Chương 3: Phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong thời gian tới ( 2005-2010)
     

    Các file đính kèm:

    • B13.doc
      Kích thước:
      482.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...