Tiến Sĩ Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam từ năm 1986-2011

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2016
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọ đề tài
    Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông
    Dương, cùng chung dòng sông Mê Kông, lại cùng dựa lưng vào dãy núi Trường
    Sơn. Hai đất nước đã có mối quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân hai
    nước luôn quan hệ mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt. Trong lịch sử quan
    hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào là một điển
    hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung,
    trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc cả trong giai đoạn đấu tranh giành
    độc lập dân tộc, vì tự do và tiến bộ xã hội, cũng như trong tiến trình xây đựng và
    bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia-dân tộc hiện nay. Quan hệ đặc biệt giữa
    Việt Nam và Lào phát triển từ nền tảng của mối quan hệ lịch sử truyền thống,
    được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí
    Xuphanuvông, đồng chí Kayxỏn Phômvihản và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng,
    hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; trong một thời kỳ dài, mối
    quan hệ đó được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng
    Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập và tiếp đó là cuộc
    kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ Việt Nam -
    Lào chuyển sang giai đoạn mới, dựa trên nền tảng liên minh chiến lược giữa hai
    Đảng anh em cùng có chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương, cùng có
    chung vị lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng theo đuổi mục tiêu và lý
    tưởng chung. Sự gắn bó, đoàn kết trong kháng chiến chống Pháp xâm lược đã
    thể hiện sự đoàn kết cao cả, một nhu cầu và đòi hỏi phải gắn kết hai dân tộc
    trong cuộc chiến đấu chung trên tất cả các mặt trận quân sự cũng như chính trị,
    đối ngoại. Trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ gian nan và ác liệt, quan hệ
    hai nước đã phát triển lên đỉnh cao của liên minh chiến lược, đấu tranh chống
    ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Quan hệ giữa hai nước đã
    trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết chiến đấu, hỗ trợ nhau trên mọi lĩnh vực


    và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc kể từ khi hai
    nước hoàn toàn độc lập thống nhất năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 khi hai
    nước tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
    đối ngoại. Trong thời kỳ đổi mới, mối quan hệ chiến lược này càng được coi
    trọng và được phát triển lên một tầm cao mới, giữ một vị trí ưu tiên đặc biệt
    trong chính sách đối ngoại của hai nước, trở thành nhân tố quyết định và đảm
    bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Quan hệ
    đó có ý nghĩa đặc biệt trên mọi phương diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị,
    kinh tế, quân sự và an ninh quốc phòng.
    “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách
    khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc
    và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa
    tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân
    tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội



    chủ nghĩa”.[10;tr.1-2]
    Lịch sử của Lào và Việt Nam đã chứng minh sự cần thiết gắn bó trong
    quan hệ giữa hai nước là hai nước, sự an nguy và thịnh vượng của hai nước luôn
    có mối quan hệ qua lại hết sức chặt chẽ. Quan hệ đặc biệt Lào-Việt từ khi hình
    thành cho đến nay, đặc biệt là từ 1986 đến nay chịu sự tác động, chi phối của
    nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng trong số đó nổi trội lên
    hơn cả và đóng vai trò chủ đạo gồm có nhân tố lịch sử, nhân tố lợi ích quốc gia,
    và nhân tố quốc tế và khu vực.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều đang đẩy
    mạnh tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này có nghĩa, Lào và Việt Nam sẽ có
    những đối tác mới, những lợi ích mới cần quan tâm, và vì thế sự khác biệt là khó
    tránh khỏi. Làm thế nào để vừa đạt được những lợi ích của mỗi nước, vừa gìn
    giữ được mối quan hệ đặc biệt, bởi dù trong hoàn cảnh mới thì sự đặc biệt trong
    quan hệ hai nước vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng. Cũng vì thế mà việc phải tìm
    ra những phương thức mới, những nội dung mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ đặc
    biệt Lào – Việt đang trở thành một trong nhiệm vụ cấp bách của Lào và Việt
    Nam.
    Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Những nhân tố chi phối quan
    hệ đặc biệt Lào – Việt Nam từ ăm 1986 - 2011” cho luận án của mình.
     
Đang tải...