Luận Văn Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng ở

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng ở Quảng Bình hiện nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, nhân dân ta được ấm no hạnh phúc và có những đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì những mục tiêu tiến bộ.
    Với tinh thần đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta. 77 năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, tiến hành Cách mạng Tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Đảng ta đã trở thành một Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội trong phạm vi cả nước, năng lực và phương thức lãnh đạo của Đảng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
    Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống tổ chức cơ sở đảng, coi đó là cầu nối giữa dân với Đảng, là nơi đề xuất cũng là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức cơ sở đảng đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhiều nhân tố mới tích cực đã xuất hiện, nhất là ở cơ sở, tác động tích cực đến sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức cơ sở đảng.
    Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, vai trò chức năng nhiệm vụ của nó cũng khác nhau, nhưng thực tế nhận thức chưa có sự phân biệt, nên có nơi Đảng bao biện làm thay, có nơi Đảng và chính quyền chồng chéo, có nơi Đảng bị chính quyền lấn át, dẫn đến vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của một Đảng cầm quyền, đặc biệt là tổ chức cơ sở đảng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều nhân tố tiêu cực đã và đang từng ngày, từng giờ tác động đến tổ chức Đảng nói chung và tổ chức cơ sở đảng nói riêng làm cho một số cơ sở đảng trở nên yếu kém, đánh mất vai trò hạt nhân lãnh đạo, buông lỏng quản lý, chưa tạo sự chuyển biến cơ bản để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, cục bộ, bản vị vẫn còn diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhiều tổ chức cơ sở đảng và đảng viên sinh hoạt còn lỏng lẽo, ý thức tự phê bình và phê bình chưa cao v.v., tạo nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân, làm giảm sút uy tín của Đảng và hạn chế sự phát triển của đất nước. Trong khi đó tình hình thế giới và trong nước lại có những diễn biến phức tạp và khó lường, các thế lực thù địch tăng cường ráo riết thực hiện chiến lược âm mưu diễn biến hoà bình nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
    Trước tình hình đó, để tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì vấn đề quan trọng đối với cách mạng Việt Nam là phải tiếp tục phát huy những nhân tố nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Đây chính là nền tảng, là hạt nhân chính trị cơ sở, là tiếng nói trực tiếp gắn với việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc.
    Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng Quảng Bình, đơn vị cấu thành, của hệ thống 4 cấp của tổ chức Đảng, là cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng, trực thuộc và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Quảng Bình. Điểm khác với cấp ủy Đảng cùng cấp như các huyện, thị, thành phố là không có chính quyền cùng cấp, các ban tham mưu chuyên trách giúp việc gọn nhẹ, gồm có văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo và ủy ban kiểm tra, không có ban dân vận. Mỗi ban chỉ có một đến ba cán bộ và được sử dụng một số cán bộ kiêm nhiệm. Trong thời gian qua Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng Quảng Bình đã lãnh đạo 71 tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng cơ quan và các đoàn thể trong sạch vững mạnh, góp phần quan trọng trong việc đưa tỉnh Quảng Bình phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Song nhìn lại và đánh giá thực chất phong trào, thì tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng Quảng Bình, không tránh khỏi những hạn chế; chất lượng còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Nhận thức được những hạn chế và tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài "Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng ở Quảng Bình hiện nay" làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Trong các khoa học chính trị ở nước ta cho đến nay có một số đề tài, công trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết về đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
    1) Một số đề tài khoa học:
    "Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước”, đề tài cấp bộ, cơ quan chủ trì, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội 2001, Chủ nhiệm PGS. Trần Đình Huỳnh.
    "Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay và những vấn đề rút ra cho công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta", đề tài cấp bộ, Hà Nội 1993 do GS. Đậu Thế Biểu làm chủ nhiệm và PGS. Mai Trung Hậu làm thư ký khoa học, cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu khoa học - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    “Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.
    "Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Doanh nghiệp Nhà nước". Đề tài cấp bộ, cơ quan chủ trì Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Truyên truyền), năm 2002, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Dương Xuân Ngọc.
    2) Một số luận án, luận văn:
    Có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các lĩnh vực ở nông thôn, doanh nghiệp, trong các lực lượng vũ trang, quân đội như:
    "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng Đồng bằng Sông Hồng" Luận án Tiến sĩ của Đỗ Minh Ngọc, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    “Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng Đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay”, luận văn thạc sĩ của Mai Đức Ngọc, chuyên ngành chính trị học, mã số 05. 01. 10, năm 2002, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    “Vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Giang, chuyên ngành chính trị học, mã số 05. 05. 01, 2000, tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    3) một số sách, bài viết của các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo quản lý:
    “Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”, Vũ Oanh, Nxb CTQG, Hà Nội 1999.
    "Đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng", Lê Đức Bình, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/ 2000.
    “Nâng cao sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, Đảng - dân một ý chí”, Lê Khả Phiêu, Tạp chí Cộng sản, 4/ 2000.
    “Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, nguồn sức mạnh vô tận của Đảng”, TS. Đào Duy Quát, Báo nhân dân, 02/ 02/ 2000.
    “Tiêu chuẩn Đảng viên và những vấn đề bức thiết trong công tác Đảng viên hiện nay”, PGS. TS. Tô Huy Rứa, Hội thảo đề tài KX- 05, ngày 11/01/1999.
    Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ then chốt, tạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng”, Nguyễn Đức Hạt, Tạp chí Xây dựng Đảng, 5/2006.
    “Vận dụng tư tưởng của Lênin về Đảng cầm quyền vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta trong thời kỳ đổi mới”, GS. TS. Dương Xuân Ngọc, Tạp chí Lý luận chính trị, 6/2006.
    “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, Nông Đức Mạnh, Tạp chí Xây dựng Đảng, 5/2006.
    “Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới”, Trương Thị Mỹ Trang, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2+3/ 2007.
    “Biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh” Vũ Cao Hội, Tạp chí Kiểm tra, 2/2007.
    “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước”, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc, Nxb, CTQG, Hà Nội 1999.
    Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết này đề cập đến vấn đề Đảng, là cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận về xây dựng Đảng. Cho đến nay vẫn còn rất ít công trình đề cập vấn đề Đảng trên cơ sở lý thuyết của chính trị
     
Đang tải...