Thạc Sĩ Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Di cư luôn là vấn đề kinh tế xã hội có tác động đến mọi khu vực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ xưa đến nay, hiện tượng di cư diễn ra lúc mạnh mẽ, lúc âm thầm và kéo theo nhiều hệ lụy tích cực lẫn tiêu cực tại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế thì hiện tượng di cư càng diễn ra rõ ràng hơn.

    Hiện tượng di cư luôn chiếm nhiều mối quan tâm của các nhà kinh tế cũng như xã hội học do các vấn đền nảy sinh kèm theo. Di cư kéo theo nguồn cung lao động giảm đi ở nơi người di cư ra đi và tăng lên ở nơi họ chuyển đến. Bên cạnh sự thay đổi lực lượng lao động chân tay, di cư còn kéo theo sự di chuyển của lượng chất xám, nhân lực trí tuệ từ khu vực này đến khu vực khác. Di cư giúp cân bằng hoặc giảm cầu lao động tại khu vực có người di cư đến, làm giảm chi phí lao động và góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, di cư cũng làm gia tăng các vấn đề xã hội như bất ổn về an ninh, y tế, chính trị, . Lợi ích và chi phí của hiện tượng di cư tại nơi di cư đi và nơi di cư đến luôn ở trạng thái thiên lệch.

    Đối với những khu vực tập trung đông người di cư đến, các chính sách về kinh tế, xã hội đều phải dành một sự quan tâm đến đối tượng này nhằm sử dụng họ tốt nhất đồng thời giảm thiểu các thiệt hại do họ gây ra. Ngược lại, tại những nơi người di cư ra đi, các chính sách đưa ra cũng nhằm tận dụng tốt nhất sự ra đi của họ hoặc loại bỏ các tiêu cực mà sự ra đi của họ đem lại.

    Tại Việt Nam, di cư giữa các tỉnh thành thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do sự chênh lệch trong mức độ phát triển kinh tế. Một số tỉnh, thành phố do nhiều hạn chế về địa lý, giao thông, . kinh tế phát triển chậm, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập do đó cũng thấp và không ổn định. Ngược lại, một số tỉnh, thành phố phát triển mạnh mẽ, là đầu tàu kinh tế của cả nước, tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thị trường hàng hóa dịch vụ phát triển mạnh và do đó, tạo ra nhiều việc làm cộng với mức thu nhập cao hơn; đi kèm với kinh tế, các dịch vụ về giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng phát triển tương ứng.

    Đề tài này sẽ khảo sát các đặc tính về kinh tế và chất lượng cuộc sống (giáo dục, y tế) của từng tỉnh, thành phố có tác động như thế nào đến số người di cư tại địa phương đó

    MỤC LỤC



    MỤC LỤC . 1
    MỞ ĐẦU . 3
    Đặt vấn đề 3
    Mục tiêu nghiên cứu 4
    Mục tiêu tổng quát . 4
    Mục tiêu cụ thể 4
    Câu hỏi nghiên cứu 5
    Phương pháp nghiên cứu . 5
    Các số liệu được sử dụng . 6
    Phương pháp thu thập số liệu 7
    Phạm vi nghiên cứu . 8
    Thời gian 8
    Không gian . 8
    Nội dung 8
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 8
    Kết cấu của báo cáo đề tài . 9
    Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 11
    1.1 Các khái niệm về di cư 11
    1.2 Các lý thuyết có liên quan đến di cư . 13
    1.2.1 Mô hình Harris – Todaro 13
    1.2.2 Mô hình chuyển dịch lao động . 15
    1.2.3 Mô hình kinh tế của Di cư . 17
    1.2.4 Các yếu tố hút đẩy 18
    - 2 -
    1.2.5 Giới tính người di cư 20
    1.3 Các nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề di cư . 21
    Chương 2 : PHÂN TÍCH DI Cư TẠI VIỆT NAM . 26
    2.1 Thực trạng di cư 26
    2.2 Các nhân tố tác động . 32
    2.3 Mô hình phân tích 41
    2.4 Phân tích 44
    2.4.1 Sự tương quan giữa các biến 44
    2.4.1.1 Tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc và hiệu chỉnh dị biệt 44
    2.4.1.2 Tương quan giữa các biến độc lập 49
    2.4.2 Kết quả mô hình hồi quy 52
    2.5 Phân tích Kết quả 54
    2.6 Kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu 62
    Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    3.1 Kết luận . 64
    3.1.1 Kết quả nghiên cứu . 64
    3.1.2 Hạn chế của đề tài . 65
    3.2 Kiến nghị . 66
    PHỤ LỤC 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...