Luận Văn Những nhận định khái quát, những biện pháp khắc phục khó khăn, những định hướng cho hoạt động xuất k

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những nhận định khái quát, những biện pháp khắc phục khó khăn, những định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam


    Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được khá nhiều thành công liên tiếp. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những khó khăn cần giải quyết. Việt Nam đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì thế một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia đó là xuất khẩu. Kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm một phần quan trọng phụ thuộc vào xuất khẩu. Đối với nền kinh tế hướng về xuất khẩu của nước ta thì xuất khẩu lại càng quan trọng. Đó là lối ra của một nền kinh tế, là một trong những cái “van” quan trọng trong quản lý vĩ mô. Lại càng quan trọng hơn khi quan hệ cung cầu trong nước đã được cải thiện đáng kể, thậm chí đối với một số hàng hoá đã bão hoà. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các mặt hàng của Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và trên thế giới.
    Cho đến nay ,Việt Nam đã kí hiệp định thương mại với trên một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay Việt nam đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà trước mắt là mục tiêu gia nhập WTO vào năm 2006 . Kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Mêhicô, Trung Quốc cho thấy việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thế giới ,tăng kim nghạch xuất khẩu, nhanh chóng tiếp cận được với một thị trường rộng lớn , đa dạng ,có tiềm lực khoa học công nghệ mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn .
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1 : Những lý thuyết chung về dãy số thời gian
    Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam:
    Chương 3 : Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để nghiên cứu phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ năm
    Chương 4 : Những nhận định khái quát, những biện pháp khắc phục khó khăn, những định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
    Chương 5 : Những nhận định khái quát, những biện pháp khắc phục khó khăn, những định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
     
Đang tải...