Tài liệu Những nhà lãnh đạo yêu bản thân

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Người yêu bản thân thì dễ thành lãnh đạo. Dạng người này có những ưu điểm không thể tin được và những nhược điểm không thể tránh khỏi.


    Trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại, “những người yêu bản thân” luôn xuất hiện để truyền cảm hứng cho mọi người, góp phần hình thành nên tương lai cho xã hội. Một số nhân vật tiêu biểu là hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte, nhà triết học Ấn Độ Mahatma Gandhi hay Franklin Roosevelt, 1 trong 5 tổng thống nổi tiếng nhất nước Mỹ. Và khi kinh doanh trở thành động cơ thúc đẩy sự phát triển xã hội thì thế hệ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp yêu bản thân bắt đầu hình thành với vua sắt thép Andrew Carnegie, vua dầu mỏ John Rockefeller, nhà phát minh số 1 Thomas Edison hay nhà phát minh xe hơi Henry Ford, những con người đã khai thác công nghệ mới và tái cơ cấu ngành công nghiệp Mỹ vào đầu thế kỷ XX.

    Tuy nhiên, dạng người này không phải là không có mặt tối. Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, họ thường bị cô lập về tình cảm, khó tin người, dễ nổi giận và làm người khác cảm thấy thành tích họ đạt được là vĩ đại. Đó là lý do tại sao Freud cho rằng, típ người yêu bản thân là khó phân tích nhất và ông đặt tên cho loại tính cách này là Narcissus, tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp luôn nghĩ mình quá xinh đẹp, hằng ngày đều soi mặt xuống dòng sông để ngắm nên một ngày nọ rớt xuống sông mà chết.

    Chủ nghĩa yêu bản thân có thể hữu dụng vào lúc cần thiết và Chủ tịch Tập đoàn GE Jack Welch, tỉ phú George Soros là 2 ví dụ điển hình. Họ là nhà chiến lược sáng tạo, tài năng, nhìn thấy được những viễn cảnh to lớn và ý nghĩa của thử thách rồi để chúng lại thành di sản. Không chỉ chấp nhận rủi ro, sẵn sàng đón nhận công việc rồi hoàn thành nó, họ còn có sức hấp dẫn, có thể chuyển đổi những điều tệ hại thành tốt đẹp bằng khả năng hùng biện của mình.

    Khả năng hấp dẫn gười khác

    Đối với người yêu bản thân, tạo hóa cho họ khả năng nhìn thấy bức tranh lớn. Họ không phải là những nhà phân tích có thể chia nhỏ câu hỏi lớn cho vào từng vấn đề, cũng không cố gắng ngoại suy để hiểu tương lai, họ tạo ra nó. Nhưng bao nhiêu đó là chưa đủ.

    Tất cả mọi người đều có tầm nhìn riêng. Định nghĩa đơn giản nhất về nhà lãnh đạo là người có thể thuyết phục người khác làm theo. Thật vậy, người yêu bản thân có khả năng thu hút người khác một cách thường xuyên, thông qua ngôn ngữ. Họ tin rằng lời nói có thể di chuyển cả những ngọn núi và các bài diễn thuyết có thể thay đổi con người. Khả năng hùng biện khéo léo là yếu tố tạo nên sức lôi cuốn ở họ. Bất cứ ai từng tham dự những buổi diễn thuyết của họ đều thấy được khả năng khơi dậy sự nhiệt tình nơi khán giả. Tuy vậy, họ chưa thực sự tạo được hiệu ứng tương tác giữa 2 bên. Nhà lãnh đạo yêu bản thân thường độc lập suy nghĩ với mọi người, họ cần khẳng định để mọi người theo ý mình.

    Ngay cả khi được mọi người ủng hộ cũng rất nguy hiểm, bởi điều đó giống như con dao 2 lưỡi với 2 trạng thái gần gũi - cô lập, khiến đối tượng càng trở nên tự kiêu, được tiếp thêm năng lượng, sự tự tin để truyền cảm hứng cho những người đi theo. Đồng thời, đó lại là chất ăn mòn sự thận trọng khiến nhà lãnh đạo yêu bản thân ít lắng nghe lời tư vấn, góp ý và dần bị cô lập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...