Tài liệu Những nguyên tắc cơ bản đảm bảo thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những nguyên tắc cơ bản đảm bảo thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ở Việt Nam hiện nay


    Bản chất giai cấp và vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện trực tiếp ở


    chức năng của nhà nước. Chức năng của nhà nước có thể xem xét dưới những góc độ khác nhau. Khi xem xét nhà nước từ góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng là công cụ thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ khác, với tính cách là tổ chức đại biểu chủ quyền quốc gia, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Giữa các chức năng của nhà nước có sự tác động qua lại nhau. Việc thực hiện chức năng xã hội là phương thức và điều kiện để thực hiện chức năng thống trị chính trị của giai cấp.


    Đối với nước ta trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN


    cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau:




    1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng




    Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị của xã hội XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh của Nhà nước. Thông qua nhà nước XHCN Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với các quá trình phát triển của xã hội. Thực chất của sự
    lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng.




    Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bao gồm nhiều mặt. Trước hết, Đảng vạch ra đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và phương hướng hoạt động cho Nhà nước, Đảng lãnh đạo bằng giáo dục, thuyết phục; bằng tổ chức, hướng dẫn kiểm tra, giám sát cơ quan nhà nước thực hiện đường lối của Đảng. Bằng việc thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động, bằng pháp luật và các chế độ ban hành của Nhà nước mà biến đường lối chính trị của Đảng thành ý

    chí và hành động cách mạng của quần chúng. Cán bộ, đảng viên của Đảng thông qua sự lựa chọn và tín nhiệm của quần chúng mà đảm đương các chức vụ trong bộ máy nhà nước.


    Đảng lãnh đạo thông qua vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên và các cơ quan của Đảng trong việc chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Đảng cùng với Nhà nước tuyên truyền giáo dục, vận động, tổ chức nhân dân chấp hành đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng bao gồm cả giám sát, kiểm tra thực hiện đường lối, kịp thời tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối chính sách cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Để làm tròn vai trò lãnh đạo Nhà nước, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới cả nội dung và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hiệu quả quản lý của Nhà nước là tiêu chuẩn để đánh giá sự lãnh đạo của Đảng.


    Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo. Đường lối đó phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận phương pháp luận, vừa phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế – xã hội của đất nước, bám sát thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới. Nó là kết quả không chỉ ở sự vững vàng về bản lĩnh chính trị mà còn là sự phát triển cao của năng lực trí tuệ và phương pháp tư duy khoa học. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng đại này, Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ, thực hiện tốt công tác chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu.


    Đội ngũ cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nói


    chung và việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng.

    V.I.Lênin viết: Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đội ngũ cán bộ chẳng những là lực lượng tham gia xây dựng phát triển và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng mà còn là lực lượng có vai trò quyết định sự thành bại của đường lối chính sách. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của Đảng. Đảng là người định hướng chính trị, là nơi đào tạo và tiến cử nhân tài, là người cung cấp cán bộ cho các cơ quan nhà nước. Đây vừa là nội dung vừa là phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...