Tài liệu Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại của WTO và những thách thức đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại của WTO và những thách thức đối với Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đă không ngừng mở rộng cả vế quy mô lẫn phạm vi hoạt động của ḿnh, đă thực sự khẳng định được vai tṛ quan trọng của ḿnh trong quá tŕnh tự do hoá thương mại quốc tế.
    Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của ḿnh,WTO đă tạo ra một hành lang pháp lư để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiến tŕnh toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của ḿnh. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thông các nguyên tắc và hiệp định của ḿnh không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
    Để có thể t́m hiểu rơ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam, em đă lùa chọn đề tài: Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại của WTO và những thách thức đối với Việt Nam làm tiểu luận của ḿnh.
    Do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và do tŕnh độ có hạn của người viết khoá luận này không tránh được nhiều thiếu sót. V́ vậy em rất mong nhận được sự góp ư của các thầy cô giáo để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

    NỘI DUNG

    I. TỔNG QUAN VỀ WTO
    1. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO
    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhau tham gia đàm phán và kư kết. Các văn bản này qui định các cơ sở pháp lư làm nền tảng cho thương mại quốc tế. Các tài liệu đó về cơ bản mang tính ràng buộc các chính phủ phải duy tŕ một chế độ thương mại trong một khuôn khổ đă được các bên thống nhất. Mặc dù các thoả thuận đạt được là do các chính phủ đàm phán và kư kết nhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong nước; các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.
    1.1. Mục tiêu :
    Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chơng nào nó c̣n nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có.
    Ngoài ra, WTO c̣n có những mục tiêu sau:
    + Nâng cao mức sống của con người.
    + Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động.
    + Phát triển việc sử dụng hợp lư của người lao động.
    + Phát triển việc sử dụng hợp lư các nguồn lực của thế giới .
    + Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.
    1.2.2 Chức năng của WTO.
    WTO có những chức năng sau đây:
    Chức năng thứ nhất của WTO: Là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán nh­ vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
    Chức năng thứ hai của WTO: Là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau kư kết. WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đă thừa nhận hiệp định WTO và những hiệp định phụ khác của WTO th́ nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của ḿnh theo các quy định của WTO.
    Chức năng thứ ba của WTO: Là khả năng giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế. WTO có chức năngnh­ là một toà án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy lợi Ưch của nước ḿnh đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó v́ có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các qui tắc của WTO th́ có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi Ưch của ḿnh. Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị các thành viên khác khởi tố lên WTO v́ đây là một trong những nghĩa vụ của mọi thành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
    Chức năng thứ tư của WTO: Là phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lư kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đă và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể t́m hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lư nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
    II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO.
    Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là v́ những văn bản pháp lư bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn. Các hiệp định này giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên có một số các nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định. Các nguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Sau đây là chi tiết các nguyên tắc đó.
    Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đăi ngộ song song, đó là đăi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
    Nguyên tắc đăi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người b́nh đẳng như nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dông nh­ sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác b́nh đẳng với nhau nh­ là các bạn hàng được ưu đăi nhất. Nếu nh­ mét nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn th́ đối xử tốt nhất đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau
     
Đang tải...