Báo Cáo Những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám
    Mở đầu

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi, góp phần cùng Đồng Minh dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát-xít, kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân loại. Cách mạng Tháng Tám còn góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
    - Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy ngàn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình.
    - Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào 1 kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
    - Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền làm chủ.
    - Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do.
    Đương thời ,C Mác va Ph Ăngghen đã phân tích , "giải phẫu" cơ thể xã hội tư bản chủ nghĩa châu Âu thế kỷ 19. Các ông rút ra nhận xét: mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến cách mạng. Nhưng tình thế châu Âu ở nửa sau thế kỷ 19 cho thấy rõ là các thế lực phong kiến phản động vẫn tồn tại mặc dù đã suy yếu,có xu hướng tư sản hóa (tiêu biểu là ở Anh ,Pháp); giai cấp tư sản coi phong kiến và vô sản đều là kẻ thù.Nhưng vì lợi ích ích kỷ của mình ,giai cấp tư sản đã thõa hiệp với phong kiến (giới quý tộc ) chống lại giai cấp vô sản cách mạng .Trong khi đó, giai cấp vô sản chưa trưởng thành, nó luôn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương .
    Vì thế Mác và Ăngghen cho rằng ,một cuộc cách mạng vô sản trực tiếp chỉ có thể nổ ra được khi mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản đạt đến độ chín muồi gay gắt,nó phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự phù hợp của quan hệ sản xuất.C Mác viết rằng: "tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng,các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có . Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc cách mạng xã hội ". Do đó ,nếu như cách mạng nổ ra mà lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì cuộc cách mạng đó chỉ là hình thức mà thôi.
    Đến Lênin,ông nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong tình thế cách mạng. Theo Lênin thì cần chú ý đến lực lượng sản xuất(yếu tố khách quan) vì đó là những nhân tố phản ánh trạng thái xã hội ,làm xuất hiện tình thế cách mạng.Căn cứ vào đó, Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng:
    ã Một là,giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ ,chính trị rơi vào khủng hoảng,dường như không còn kiểm soát được xã hội .
    Trong tình hình đó,giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp - đàn áp cách mạng, đẩy xã hội tới đối đầu;
    ã Hai là ,quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng, sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng,không thể chịu đựng hơn được nữa,buộc phải đi đến 1 hành động có tính lịch sử;
    ã Ba là , tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng ,đứng về phía các lực lượng tiền tiến cách mạng. Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế này thì, theo Lênin ,cách mạng ở trong khả năng rất gần .
    Thời cơ cách mạng
    Nhưng cách mạng muốn nổ ra thì cần phải có thời cơ cách mạng.
    yếu tố chủ quan.
    Tình thế cách mạng
    Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng ,và do đó ,theo Lênin ,tình thế cách mạng là khách quan còn thời cơ cách mạng (ngoài yếu tố khách quan) còn có yếu tố chủ quan,đặc biệt quan trọng là vai trò của chủ thể cách mạng .
    Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện, những tình huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng tới bước ngoặt quyết định;nó gắn với thời điểm cụ thể ,tức là gắn với không gian, thời gian chính trị .Lênin cũng chỉ rõ rằng ,thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi đi cũng rất mau. Do đó ,cách mạng có nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần cực kì quan trọng ở vai trò của chủ thể, ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga do đảng Bônsevich và Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lý tình thế và thời cơ cách mạng.
    Tình hình quốc tế và trong nước. Thời cơ cách mạng ở Việt Nam.
    Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
    Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
    Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.

    I. Sơ lược về cách mạng tháng Tám

    II. Những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám
    1. Lý luận củavvề tình thế và thời cơ cách mạng.
    2. Tình hình quốc tế và trong nước. Thời cơ cách mạng ở Việt Nam.
    3. Vai trò lãnh đạo của Đảng.
    a. Quá trình nhận thức của Đảng (15 năm đấu tranh), từ chỗ tiến hành song song 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong,đến xác định rõ nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc.
    b. Chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng cách mạng và bố trí thế trận cách mạng cho Tổng tiến công.
    c. Thực thi quyền tự quyết của ba nước Đông Dương.
    d. Thực thi phương châm chiến lược “kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”, tiến từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa.
    e. Nắm đúng thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, ít phải đổ máu.
    f. Vai trò của Chủ Tịch Hồ Chì Minh.

    III. Kết luận
     
Đang tải...