Luận Văn Những nguyên nhân dẫn đến bình thường hoá quan hệ Việt Nam - trung quốc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những nguyên nhân dẫn đến bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Q

    ​MỞ ĐẦU

    Sau chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành. Tất cả các nước lớn nhỏ đều điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại cùng với đường lối xây dựng đất nước cho phù hợp với tình hình mới.
    Trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”. Trên cơ sở đó, nền Ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Bên cạnh việc thiết lập các mối quan hệ mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng củng cố và khôi phục các mối quan hệ truyền thống lâu đời với các nước láng giềng, tiếp tục thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị truyền thống như đoàn kết với Lào, Cămpuchia. Đặc biệt, Việt Nam đã khôi phục và phát triển một bước quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc sau những năm bị gián đoạn. Hơn thế nữa, trong bối cảnh Quốc tế mới hiện nay hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt - Trung đã đang và sẽ duy trì mối quan hệ “láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ngày một tốt đẹp hơn.
    Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa gần gũi “núi liền núi - sông liền sông”. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị, giao lưu lâu đời và tốt đẹp, hai nước đã từng kề vai sát cánh giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, không phải mối quan hệ này lúc nào cũng tốt đẹp. Nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định chính trị của Việt Nam và Trung Quốc cùng với xu thế hoà bình, ổn định hợp tác hữu nghị đã thúc đẩy quan hệ Việt - Trung xích lại gần nhau trong những năm bị gián đoạn. Việc mối quan hệ này bình thường hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là đối với Việt Nam.
    Đảng và Nhà nước ta coi việc củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược, đánh dấu một chặng đường phát triển của Việt Nam, thể hiện sự đúng đắn trong sách lược của ta mở ra một thời kỳ quan hệ rộng mở với các nước.
    Quan hệ Việt - Trung là một đề tài rộng, có sức hấp dẫn lớn. Những nguyên nhân dẫn đến quan hệ bình thường hoá hai nước trong cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là một chủ đề cần phải nghiên cứu trong những bước “thăng trầm” trong quan hệ hai nước để từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ này. Trong thực tế, có rất nhiều bài báo, bài phát biểu, thậm trí có cả các công trình khoa học ra đời, song vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu nghiên cứu của mối quan hệ này càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu.
    Chương I : Những nét chính trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước bình thường hoá.
    1.1. Giai đoạn từ 1919 - 1972
    1.2. Giai đoạn từ 1972 - 1986
    1.3. Giai đoạn từ 1986 - 1991.
    Chương II : Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc bình thường hoá quan hệ Việt Trung.
    2.1. Những nguyên nhân khách quan.
    2.1.1. Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển
    2.1.2. Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá.
    2.1.3. Tình hình khu vực Châu á - Thái Bình Dương
    2.2. Những nguyên nhân chủ quan.
    2.2.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
    2.2.2. Đường lối đối ngoại cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
    Chương III. Thực trạng và triển vọng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc
    3.1. Thuận lợi.
    3.2. Tồn tại
    3.3. Triển vọng
    Kết luận.

    uốc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...