Tiểu Luận Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng dư lượng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I Giới thiệu

    I.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật

    Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi tên theo nhóm sinh vật hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bênh dùng để trừ bênh cây Trừ một số trường hợp, còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Thí dụ không thể dùng thuốc trừ sâu để trừ bệnh cây hoặc ngược lại. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn gọi là thuốc trừ dịch hại (Pestiside) và khái niệm này bao gồm cả các lại thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng y tế, thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa tăng trưởng cây trồng.

    Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các mục đích khác nhau, bao gồm:

    - Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây.

    - Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Các chất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng.

    - Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các cá loại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng.

    Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao.

    Thời gian bán huỷ của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (ví dụ: DDT). Tạo ra các chất độc hơp như dioxin khi sử dụng 2, 4 D và 2, 4, 5 T. Gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải lượng lớn.

    Gây ngộ độc trường diễn khi cơ thể hấp thụ phải những lượng hết sức nhỏ trong thời gian dài vì chúng tích lũy trong cơ thể. Khi sử dụng không đúng quy trình hướng dẫn thường gây ngộ độc (cấp và trường diễn). Hơn nữa, trong quá trình sử dụng con nguời đã lạm dụng mặt tích cực, không chú ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấu cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

    I.3. Khái niệm về dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật

    Theo tiểu ban danh pháp dinh dưỡng của liên hợp quốc thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là “những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do sử dụng thuốc gây nên”. Những chất đặc thù này bao gồm “ dạng hợp chất ban đầu, các dẫn xuất đặc thù, sản phẩm phân giải, chuyển hóa trung gian, các sản phẩm phản ứng và các chất phụ gia có tính chất về mặt độc lý”. Như vậy, theo đinh nghĩa trên thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu và các sản phẩm hoạt hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với nội chất thực vật có hại tới sức khỏe con người và độc vật máu nóng (gọi chung là hợp chất độc). Những hợp chất độc tan trong lipit nhưng không tan trong nước thường tồn lưu ở lớp biểu bì, gọi là dư lượng biểu bì (cuticle residue), những hợp chất độc tan trong nước tồn ở phía trong lớp biểu bì gọi là dư lượng nội bì (subciticle residue), những loại chất độc không tan trong nước và lipit tồn tại ở phía ngoài lớp biểu bì gọi là dư lượng ngoại bì (extracuticle residue).

    Lượng dư được tính bằng (microgam) hợp chất độc trong 1 kg nông sản hoặc mg trong 1 kg nông sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư lượng tối đa (maximum residue limit, viết tắt là RML), tức là lượng chất độc cao nhất được phép tồn lưu trong nông sản mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể người và vật nuôi khi sử dụng nông sản đó làm thức ăn. Mức dư lượng tối đa được tính như sau:

    MRL (mg/kg hay /kg)

    ADI (mg/kg hay /kg /ngày

    NEDD (mg/kg hay /ngày

    ADI (acceptable daily intake) là lượng chất độc không gây hại cơ thể người được chấp nhận từ kết quả thí nghiệm trên động vật máu nóng (mg hay hợp chất độc cho 1 kg trọng lượng cơ thể trong vòng 1 ngày).

    NEDD ( no effec daily intake) là lượng thuốc được đưa vào thức ăn hàng ngày mà không gây nguy hiểm cho cơ thể.

    NEL (no effect level) là lượng thuốc không gây nguy hiểm cho động vật máu nóng được đưa vào lượng thức ăn của động vật làm thí nghiệm (mg hay lượng chất độc/kg thức ăn. DE là lượng nông sản bình quân mỗi người tiêu thụ trong một ngày (kg/ngày). Rf hệ số an toàn, Gm là trọng lượng cơ thể người và Ga là trọng lượng cơ thể động vật làm thí nghiệm (kg). Khi sử dụng thuốc hỗn hợp thuốc dư tối đa của các hỗn hợp chất độc được tính như sau:



    (Tiểu luận dài 61 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...