Tài liệu Những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiệp vụ nguồn vốn
    Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư
    Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng

    NHỮNG NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    I. Nghiệp vụ nguồn vốn
    Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm những loại nguồn vốn sau :
    1. Vốn chủ sở hữu (vốn riêng)
    Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Vốn chủ sở hữu của NHTM gồm :
    - Vốn điều lệ : đây là vốn được tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM và được ghi vào điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tức tạo ra cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các NHTM còn được sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và các hoạt động kinh doanh khác.
    - Các quỹ của ngân hàng : NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy các NHTM đều được quyền trích lập các quỹ như các đơn vị kinh tế khác, để sử dụng cho những mục đích nhất định. Ngoài ra, NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, là một lĩnh vực đặc biệt nên hầu hết hệ thống luật ngân hàng ở các nước đều cho phép các NHTM được trích lập “quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”, thông thường quỹ này được trích theo tỷ lệ quy định từ lợi nhuận ròng hàng năm. Các quỹ của NHTM bao gồm : quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (quỹ dự trữ), quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng phúc lợi,
    2. Vốn huy động
    Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (bao gồm của pháp nhân và thể nhân) mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng vì nó không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà còn là nguồn tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Vốn huy động theo tính chất được phân loại thành hai nhóm :
    - Nhóm 1 : vốn huy động hoạt kỳ, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác. Đây là loại tiền gửi mà theo tính chất của nó, khách hàng được linh hoạt sử dụng. Các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào tài khoản này không nhằm mục đích hưởng lãi, mà nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán cho chính mình.
    - Nhóm 2 : vốn huy động định kỳ, bao gồm tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, Đặc điểm của loại nguồn vốn này là khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn (tuy nhiên trong điều kiện bình thường, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trước hạn. Đối với vốn huy động định kỳ, người gửi tiền có mục đích xác định là hưởng lãi. Vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào có lãi suất cao hơn, chứ không đòi hỏi hệ thống dịch vụ hiện đại như đối với nguồn vốn hoạt kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...