Tài liệu Những ngày lịch sử trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những ngày lịch sử trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh

    Trong hồi ức Đại tướng Lê Đức Anh, giai đoạn từ Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn với nhiều thăng trầm, có thắng lợi và cả những tổn thất, với những khác biệt về đường hướng cách mạng miền Nam, nên có lúc ông đã phải đứng trước nguy cơ ra toà.


    Mậu Thân 1968: Thắng lợi và tổn thất

    Bị thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã đưa sang Việt Nam gần nửa triệu quân tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ với mức độ được đẩy lên cao rất quyết liệt, nhưng đế quốc Mỹ vẫn đang mất dần quyền chủ động trên chiến trường. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 12 (họp tháng 12/1965) đã nhận định: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn. Sau khi phân tích tình hình mọi mặt, BCH Trung ương chủ trương: Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, chúng ta cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của hai miền để tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn.


    [​IMG]

    Đại tướng Lê Đức Anh

    Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 12, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966, 1966 -1967, làm thất bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên miền Bắc. Bị thất bại liên tiếp, nhưng Oét-mô-len - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở nam Việt Nam còn đề nghị tăng quân chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với quy mô lớn hơn.

    Tuy chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Bởi vậy, một vấn đề lớn đặt ra là ta cần có một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định để tạo ra cục diện mới - một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Tháng 6/1967, Bộ Chính trị họp đề ra chủ trương: nhân lúc Mỹ đang lúng túng về chiến lược, lại đang chuẩn bị cho năm bầu cử tổng thống, quân và dân ta cần đánh một đòn quyết định, tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc cách mạng miền Nam.
    Tháng 10/1967, anh Nguyễn Văn Linh và anh Trần Văn Trà ra Trung ương họp. Sang tháng 11, hai anh trở vào phổ biến việc Bộ Chính trị quyết định Tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Để chuẩn bị cho tổng công kích, trên điều anh Hoàng Văn Thái vào làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền.
    Bộ chỉ huy Miền khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tổ chức thực hiện: Xây dựng quyết tâm, tạo sự nhất trí cao giữa Trung ương và chiến trường, tiến hành nghi binh bằng quân sự, tiến hành mọi công tác chuẩn bị theo một kế hoạch nghiêm ngặt, giữ ý định chiến lược của ta.

    Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về Tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam tháng 12/1967, việc chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy càng gấp hơn.Ngày 7/1/1968, Thường vụ Trung ương Cục chỉ thị cho các khu, các tỉnh khẩn trương hoàn thành xây dựng kế hoạch. Ngày 21/1, Trung ương Cục ra Nghị quyết về thống nhất tổ chức chỉ đạo tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở khi Sài Gòn - Gia Định. Trung ương Cục và Quân ủy Miền trực tiếp chỉ lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở khu Sài Gòn - Gia Định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...