Luận Văn Những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài thể hiện ở các nội dung sau:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói :

    “Các vua hùng đã có công dựng nước

    Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

    Dựng nước luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có chiến lược sống còn, đảm bảo cho dân tộc ta mãi mãi trường tồn và cường thịnh.

    Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ và hi sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng bao thế hệ kế tiếp nhau phải chống giặc ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc vứi hoàn cảch một nước kinh tế còn lạc hậu, chống lại sự xâm lực của những kẻ thù giàu mạnh, đông quân hơn trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã tìm ra cách đánh riêng, có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cách sinh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài, đánh giặc mọi nơi mọi lúc và bằng mọi vũ khí có trong tay.

    Qua mỗi cuộc chiến tranh, thời nào dân tộc ta cũng có anh hùng hào kiệt, những tướng lĩnh thao lược, nhưng nhà quân sự, chính trị kiệt xuất. Trước những kẻ thù xảo quyệt và hung bạo, dân tộc Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng bằng sức mạnh truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng cảm và trí tuệ của con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng rất kiên cường. Nghệ thuật đánh giặc, tư tưởng lý luận quân sự Việt Nam phát triển và trở thành một truyền thống quân sự độc đáo, một kế sách giữ nước thích hợp và đạt đến đỉnh cao học thuyết chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.

    Kế thừa và phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là sản phẩm đích thực về học thuyết của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, học thuyết chiến tranh toàn dân, toàn diện trên đất nước ta nhằm đập tan bạo lực phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc thể hiện nguyện vọng tha thiết về một nền hoà bình, độc lập tự do của cả dân tộc.

    Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược đã khẳng định sự ra đời tính cách mạng và tính khoa học cuả một phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, một nền nghệ thuật quân sự của chiến tranh toàn dân và chiến tranh toàn diện ở nước ta. Bằng sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta vận dụng những hình thức va phương thức đấu tranh cách mạng một cách hợp lí; nâng cao phương thức đó lên một trình độ nghệ thuật mới phù hợp với quy luật của chiến tranh cách mạng. Chính nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng tuy còn non trẻ nhưng dưới sự lãnh đạo dẫn dắt của Đảng ta vẫn luôn luôn tràn đầy một sức sống mãnh liệt, cũng chính sức mạnh tiềm tàng ấy đã khơi dậy sự đồng lòng của quân và dân ta, làm phá sản học thuyết chiến tranh xâm lược, các sản phẩm tư duy quân sự tinh tuý nhất của nước Pháp và đế quốc Mĩ trong so sánh lực lượng rất không cân sức ban đầu.

    Lịch sử dân tộc ta đã để lại một pho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học sâu sắc cho muôn đời. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. trong cuộc sống đổi mới , trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, phát huy truyền thống anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn cũng như truyền thống lao động, chiến đấu dũng cảm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc học tập, nghiên cứu nghệ thuật quân sự để kế thừa, phát huy, vận dụng vào xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là rất cần thiết, đó là trách nhiệm là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam hiện nay.

    Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo” làm đề tài nghiên cứu.


    MỤC LỤC


    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    6. Giả thuyết khoa học

    7. Kết cấu của luận văn

    PHẦN II: NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

    1.1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam

    1.2. Các yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

    1.2.1. Địa lí

    1.2.2. Kinh tế

    1.2.3. Chính trị

    1.2.4. Văn hoá - Xã hội

    1.3. Nét nổi bật của nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

    1.3.1. Tư tưởng kế sách đánh giặc

    1.3.2. Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc

    1.3.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

    1.3.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính tri, ngoại giao, binh vận

    CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO

    2.1. Sự ra đời của Đảng và vai trò của Đảng đối với cách mạng Việt Nam

    2.1.1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

    2.1.1.1. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mac – Lenin, chuẩn bị thành lập Đảng.

    2.1.1.2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

    2.1.2. Vai trò của Đảng đối với cách mạng Việt Nam

    2.1.2.1. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)

    2.1.2.2. Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

    2.1.2.3. Đảng lãnh đạo thực hiện hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)

    2.1.2.4. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và XHCN (1975 – 1985)

    2.1.2.5. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986 – nay)

    2.2. Cơ sở hình thành nghệ thật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

    2.2.1. Lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin về tư tưởng quân sự

    2.2.2. Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh

    2.2.3. Truyền thống, kinh nghiệm, nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên

    2.3. Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo

    2.3.1. Nét đặc sắc của quân sự chiến lược

    2.3.2. Nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch

    2.3.3. Nét đặc sắc của chiến thuật

    CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC XHCN

    3.1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công

    3.2. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc

    3.3. nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế

    3.4. Quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để đánh thắng địch

    3.5. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu

    PHẦN III: TỔNG KẾT

    KẾT LUẬN

    ĐỀ XUẤT

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...