Tiểu Luận Những nét cơ bản nhất xoay quanh phương pháp tính giá

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHỮNG NÉT CƠ BẢN NHẤT XOAY QUANH PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
    LỜI NÓI ĐẦU


    Mỗi môn khoa học ra đời đều có những hoàn cảnh và điều kiện nhất định với mục tiêu nhằm giải quyết các khó khăn tồn tại. Mở rộng hơn nữa, sự ra đời của bất kì một môn khoa học nào cũng có ý nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển với một nhịp độ mới. Để thực sự được coi là một môn khoa học độc lập, điều cần thiết nhất là nó phải có đối tượng nghiên cứu riêng và phương pháp nghiên cứu riêng. Xét trên góc độ này, hạch toán kế toán đã được coi như một môn khoa học độc lập với đối tượng nghiên cứu là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Hệ thống phương pháp nghiên cứu của hạch toán kế toán gồm:- Phương pháp chứng từ kế toán​- Phương pháp tài khoản kế toán ​- Phương pháp tính giá​- Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

    ​Bên cạnh việc nghiên cứu bản chất, đối tượng như một điều tất yếu từ xưa đến nay của bất kì môn khoa học nào, không thể phủ nhận việc nghiên cứu các phương pháp được sử dụng để phục vụ cho công tác hạch toán vì suy cho cùng, nếu mục tiêu là cái đích cần đi tới thì phương pháp là con đường dẫn tới cái đích đó. Mục tiêu đề ra được hoàn thành tốt nhất khi và chỉ khi phương pháp đã sử dụng là phương pháp tối ưu nhất. Thông thường, các phương pháp được sử dụng trong mối quan hệ mật thiết, không tách rời riêng rẽ. Mỗi phương pháp xử lí trên một góc độ để đem lại một kết quả cao nhất, chính xác và toàn diện nhất nhằm phục vụ cho quá trình quản lí và chỉ đạo trong đơn vị. Nằm trong chỉnh thể đó, mỗi phương pháp đều có một tầm quan trọng nhất định. Trong phạm vi bài viết này, em không có tham vọng giải quyết được tất cả các vấn đề mà chỉ đưa ra một số hiểu biết xung quanh vấn đề tính giá.


    Nằm trong hệ thống phương pháp kế toán, phương pháp tính giá có nhiệm vụ tính toán và xử lí các số liệu về tình hình tài sản và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đây là một phương pháp cho phép kế toán có thể tính toán chính xác trị giá thực tế của tài sản trong đơn vị và có thể đánh giá một cách chính xác nhất hiệu quả hoạt động của đơn vị, từ đó cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình quản lí và chỉ đạo hoạt động trong đơn vị một cách có hiệu quả nhất.


    Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới. Việc hạch toán độc lập tại các đơn vị hiện nay đang là một nguyên tắc bắt buộc. Hoàn thiện hơn các phương pháp hạch toán nói chung và phương pháp tính giá nói riêng là một nhu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển không ngừng ngày nay. Xung quanh các phương pháp hạch toán nói chung và phương pháp tính giá nói riêng còn rất nhiều vấn đề cần được thảo luận. Trong bài viết này chỉ là những nét cơ bản nhất xoay quanh phương pháp tính giá. Tuy vậy, em hy vọng nó cũng sẽ có được cái nhìn đúng đắn về phương pháp tính giá nói riêng và các phương pháp khác nói chung.
    Với trình độ có hạn, em mong bài viết của em sẽ được các thầy cô xem xét và góp ý.
    Em xin chân thành cảm ơn.


    Mục lục


    Lời nói đầu
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp tính giá 1
    1.1. Nội dung, ý nghĩa và vai trò của phương pháp tính giá trong hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán. 1
    1.1.1. Sự cần thiết và vai trò của phương pháp tính giá trong hệ thống các phương pháp hạch toán kế toán. 1
    1.1.2. Nội dung 2
    1.1.3. Cơ sở khoa học và tính khoa học của phương pháp tính giá 2
    1.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá tài sản 4
    1.2.1. Yêu cầu 4
    1.2.2. Nguyên tắc và trình tự chung tính giá tài sản 4
    1.2.3. Nguyên tắc tính giá qui định cụ thể cho các loại tài sản 7


    Chương 2: Vận dụng phương pháp tính giá để tính giá tài sản hiện hành. 17
    2.1. Hạch toán kế toán quá trình mua hàng. 17
    2.1.1.Ý nghĩa quá trình mua hàng 17
    2.1.2. Nhiệm vụ của quá trình mua hàng 17
    2.1.3. Vận dụng để tính giá hàng mua 18
    2.2.Hạch toán kế toán quá trình sản xuất 20
    2.2.1.Ý nghĩa 20
    2.2.2.Nhiệm vụ 20
    2.2.3.Vận dụng để hạch toán quá trình sản xuất. 21


    Chương 3. Kết luận và ý kiến đề xuất 29
    3.1. Kết luận 29
    3.2. Ý kiến đề xuất 30
    Tài liệu tham khảo 32
     
Đang tải...