Đồ Án Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực t

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦUThực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều, đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế Tuy nhiên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn có nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như: sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nạn thất nghiệp vẫn còn chưa được giải quyết, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập Đây là những vấn đề vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài và cũng là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy, nước ta cần tìm giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn trên một cách triệt để nhằm xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày một hoàn thiện hơn.
    Chính vì vậy trong quá trình học môn Triết học Mác – Lênin em đã chọn đề tài: “Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết” để viết tiểu luận. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Hợi đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu môn học Triết học Mác – Lênin và thực hiện đề tài này.
    NỘI DUNG CHI TIẾT


    I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
    1. Sự cần thiết khách quan:
    Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
    Theo C.Mác, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có của nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra.
    2. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là:
    Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
    Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ.
    Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. mặt khác các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
    Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi này phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
    Như vậy nền kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được.
    3. Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trườngNền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự túc, tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.
    Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng xuất lao động xã hội.
    Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Do đó, kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ.
    Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
    Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngữ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
    Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.
    Trình độ phát triển của kinh tế thị trường có liên quan mật thiết với các giai đoạn phát triển cuả lực lượng sản xuất. Về đại thể, kinh tế hàng hoá phát triển qua ba giai đoạn tương ứng với ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất: sản xuất hàng hoá giản đơn, kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường hiện đại.
    Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa(nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
    Hiện nay, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc. Tuy nhiên, nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển của các nước đi trước: kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển lên kinh tế thị trường tự do, rồi từ kinh tế thị trường tự do chuyển lên kinh tế thị trường hiện đại, mà cần phải và có thể xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu rút ngắn. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại để nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới; đồng thời phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
    II. THỰC TRẠNG VÀ CÁC MÂU THUẪN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...