Luận Văn Những mâu thuẩn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Thế kỷ XX đã đi qua, khép lại quá khứ, giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
    chủ nghĩa xã hội, hướng tới tương lai, nhân dân Việt Nam cùng loài người bước
    sang thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa kinh tế, trong đó tri thức ngày càng có
    vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất – lực lượng quyết định
    mọi sự biến đổi xã hội.
    Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Mọi sự biến đổi xã hội, suy cho cùng,
    đều bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Do đó, để sớm “ra khỏi tình
    trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
    nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[8; 76], tiến tới xây dựng thành công chủ
    nghĩa xã hội, trong điều kiện nước ta còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình
    độ của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế thì việc quan tâm thúc đẩy lực lượng
    sản xuất ngành nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    là một tất yếu khách quan.
    Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
    nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương,
    đồng thời mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi
    để giải phóng sức sản xuất.
    Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, với thế mạnh về nông nghiệp,
    đặc biệt là thế mạnh về cây lúa, trong nhiều năm liền, An Giang luôn là tỉnh liên
    tục có giá trị và sản lượng lúa đứng đầu cả nước nhưng trình độ của lực lượng
    sản xuất ngành nông nghiệp của Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
    phát triển của ngành, dẫn tới chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Tỉnh. Do
    vậy, việc phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang theo
    hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là khách quan và cần thiết. Đây cũng là mâu
    thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp của
    tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay đang đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết
    nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp An Giang phát triển, xứng đáng là đầu tàu
    nông nghiệp của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước.
    NHD: Ts. Võ Văn Thắng 1
    Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
    Từ trước đến nay, vấn đề làm thế nào để nền nông nghiệp nước ta phát triển
    phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước là vấn đề đã và đang được nhiều tác giả,
    nhiều tập thể, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ, khía
    cạnh khác nhau. Tiêu biểu như “Để nông dân giàu lên” của Gs, Ts Võ Tòng
    Xuân, xuất bản năm 2005, “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và
    triển vọng áp dụng ở Việt Nam” của Đặng Kim Sơn, xuất bản 2001, và trong
    các văn bản, các Nghị quyết của các tỉnh, nhưng ở khía cạnh cụ thể là nghiên
    cứu những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành
    nông nghiệp của tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay thì chưa có tác giả nào đi
    sâu nghiên cứu.
    Với tất cả những lý do trên, là sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, trên
    cơ sở học tập và nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mâu
    thuẫn và biện pháp giải quyết mâu thuẫn, về lực lượng sản xuất và vai trò của lực
    lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội, về tính thống nhất giữa lý luận và thực
    tiễn, tác giả quyết định chọn “Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát
    triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến
    nay” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    2.1.1. Tìm ra những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
    sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
    2.1.2. Đề xuất những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, tìm ra những hướng
    đi phù hợp để góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh An Giang phát triển.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    2.2.1. Chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
    sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    2.2.2. Phân tích thực trạng của sự phát triển lực lượng sản xuất ngành nông
    nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2001 đến nay và hướng giải quyết của
    Đảng bộ tỉnh An Giang trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    NHD: Ts. Võ Văn Thắng 2
    Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Phạm Thị Hiền
    Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ngành
    nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận chỉ nghiên cứu lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp, chủ yếu là
    vấn đề trồng lúa trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
    duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và
    tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống, phương pháp thống nhất giữa lý luận
    và thực tiễn,

    MỤC LỤC
    --------------------
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài .Trang 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp của khóa luận 3
    6. Kết cấu khóa luận 3
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MÂU THUẪN CƠ
    BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
    NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
    1. Lý luận về mâu thuẫn theo quan điểm triết học mác-xít
    1.1.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn .7
    1.1.2. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của
    sự vật, hiện tượng .10
    1.1.3. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn .11
    1.1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu quy luật
    thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 12
    1.2. Lý luận về lực lượng sản xuất theo quan điểm triết học mác-xít
    1.2.1. Lực lượng sản xuất, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất 13
    1.2.2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển xã hội 14
    1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình
    phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang
    từ năm 2001 đến nay 16
    CHƯƠNG 2
    NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
    2.1. Vài nét về tỉnh An Giang 21
    2.2. Những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển lực lượng
    sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay
    2.2.1. Mâu thuẫn giữa thực trạng thấp về trình độ học vấn, hiểu biết với
    yêu cầu cao về trình độ hiểu biết, ứng dụng các thành tựu KH, KT, CN
    vào sản xuất của nông dân 25
    2.2.2. Mâu thuẫn giữa thực trạng lạc hậu với yêu cầu công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa trong kỹ thuật canh tác của nông dân 29
    2.2.3. Mâu thuẫn giữa thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn với yêu cầu
    mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng kết cấu ấy trong quá
    trình phát triển lực lượng sản xuất ngành nông nghiệp 35
    2.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng thị trường hàng nông sản với hiện
    thực chất lượng hàng nông sản còn nhiều bất cập 39
    2.3. Đề xuất một số giải pháp 43
    PHẦN KẾT LUẬN 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...