Tiểu Luận những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam - trong công cuộc đổi đã thực sự đem lại nhiều kết quả to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được khởi xướng từ sau đại hội Đảng lần thứ VI. Ăng Ghen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”. Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. So với thế giới, nước ta vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, những tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại khá nhiều. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, thì ngoài những khó khăn về kinh tế, còn tồn tại những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, kìm hãm sự phát triển. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, thế giới và thời đại là hết sức cần thiết. Nghiên cứu đề tài: “Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ” dưới góc độ triết học, trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng, sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xunh quanh việc phát triển kinh tế. Là một sinh viên năm thứ nhất, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong trường. Điều này sẽ giúp em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng với sự mong muốn của nhà trườngvà của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. b. nội dung I/ Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của mọi vận động và phát triển 1. Nội dung của qui luật Qui luật mâu thuẫn còn được gọi là qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, là một trong ba qui luật của phép biện chứng. Nghiên cứu qui luật này để thấy rõ được nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển Trong thế giới vô vàn sự vật hiện tượng, mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại được đều là một thể thống nhất được tạo thành bởi các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau và phát triển ngược chiều nhau, tạo thành mâu thuẫn tồn tại trong lòng sự vật hiện tượng đó. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến sự vật kết thúc. Trong cùng một sự vật, hiện tượng không chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có rất nhiều mâu thuẫn, khi mâu thuẫn này được giải quyết thì mâu thuẫn khác lại hình thành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...