Chuyên Đề Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Toàn cầu hoá (TCH) là một quá trình chung đang diễn ra với qui mô toàn cầu, nó được coi là một tiến trình lịch sử. Đặc biệt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với những biến động của hệ thống kinh tế - Chính trị - Xã hội quốc tế và việc xảy ra hàng loạt loại biến cố mang tầm lịch sử, càng ngày người ta càng cảm nhận đầy đủ hơn, ảnh hưởng của những xu thế khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do tầm quan trọng và tính bao trùm của nó, xu hướng TCH được coi là một vấn đề trung tâm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trên toàn thế giới.

    TCH trên thực tế, là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển. Nhưng cho đến nay nó đã và đang kéo các nước, kể cả các nước chậm phát triển vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử. Nó đang định ra những nguyên tắc mới cho “cuộc chơi” trên bàn cờ thế giới, chung cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Đặc biệt với những nước chậm phát triển thì có thể khó khăn hơn khi giải quyết các vấn đề nhập vào xu hướng TCH, nhưng cũng không thể lảng tránh nó. Vấn đề đặt ra là chỉ có thể đối mặt với nó như thế nào để mỗi dân tộc giảm thiểu được những tiêu cực phát sinh từ đó, thu được hiệu quả phát triển tối đa trong khi vẫn bảo vệ được con đường phát triển đã lựa chọn.

    Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng này cũng tác động rất mạnh có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống Kinh tế - Chính trị - Xã hội. Hiện nay, càng tiến sâu vào quá trình hội nhập Quốc tế, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn những mặt tích cực của tác động này, đồng thời là những tác động tiêu cực đó do chính xu hướng này tạo ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á (1997) cho thấy rõ điều đó. Thế kỷ XXI mở ra thời kỳ mới với những vận hội mới và thách thức mới, nước ra đang từng bước chuyển chất lượng của tiến trình phát triển, bao gồm các bước hội nhập quốc tế về thực chất như thực hiện các quy chế AFTA, APEC, WTO, thiết lập quan hệ thương mại Việt- Mỹ. Việc khảo cứu xu hướng TCH càng cần được coi là một trong những cơ sở quan trọng để thiết kế đường lối và hoạch định chiến lược phát triển đất nước trên những chặng đường phía trước.

    Với mong muốn hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn bản chất của TCH đặc biệt ngoài những mặt tích cực dễ nhận thấy là những tác động tiêu cực. Vì vậy, đề tài: “Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập” được tác giả chọn nghiên cứu.

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    Chương 2: Những mảng tối của TCH
    Chương 3: Giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.


    KẾT LUẬN

    TCH là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược, nó vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia ở trình độ kém phát triển. TCH nói chung, một mặt là sự tiếp nối sự khẳng định và hoàn thiện các khuynh hướng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới, mặt khác, nó cũng là một hiện tượng mới bắt đầu bằng toàn cầu hoá về kinh tế, rồi dần dần lôi cuốn toàn cầu hoá về một số lĩnh vực văn hoá và tác động mạnh mẽ đến chính trị. Từ khi liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hai cực thực sự đã trở thành thế giới một cực với một siêu cường duy nhất là Mỹ. Và ngày nay, Mỹ đang từng bước thực hiện chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền nhằm biến TCH thành Mỹ hoá cả về kinh tế, văn hoá và chính trị, nuôi hy vọng chiếm địa vị độc tôn và bá chủ thế giới.
    Thật ra, không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình TCH với mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia TCH, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế phần còn lại của thế giới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay TCH hoặc đứng ngoài quá trình TCH. Vấn đề đối với tất cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức chớp lấy thời cơ trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia, dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh.
    Một cách khái quát TCH là một “sân chơi lớn” mà các quốc gia trên thế giới tham gia vào đều phải nhận thức rõ về nó, nhận thức rõ những thuận lợi và thách thức đối với chính quốc gia mình để tham gia vào đó một cách có hiệu quả nhất. Những cơ hội và những tác động tích của hội nhập là rất lớn, song những thách thức, thậm chí tác động tiêu cực là không nhỏ, đặc biệt là ở thời kỳ đầu của tiến trình hội nhập. Nhưng điều cần khẳng định là những thách thức này đều có thể dự đoán được và sự tồn tại của chúng là tạm thời bởi lẽ chúng có thể được khắc phục nếu một nước có đủ năng lực phát triển, có đủ sức mạnh cạnh tranh và nền kinh tế đã trở nên linh hoạt trong hệ thống kinh tế thị trường thế giới.
    Đối với Việt Nam, trong bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước hiện nay, vừa tạo cho Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức to lớn và nặng nề, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau và cùng tác động tới chiều hướng phát triển đất nước. Vấn đề là phải chủ động nắm bắt thời cơ, tích cực tham gia quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế, phát huy lợi thế có sẵn và tìm lợi thế so sánh để vươn lên, phát triển nhanh và vững chắc, tận dụng thế và lực đã có sẵn tạo ra thế và lực mới đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả nguy cơ mới nảy sinh, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và đúng hướng. Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, có đủ lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến bước cùng thời đại; nhất định thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
     
Đang tải...