Tiểu Luận Những lý luận về vai trò của nhà nước đối với quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC TÀI LIỆU



    1.1. Tính tất yếu khách quan của vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta

    1.1.1. Quan niệm về CNH-HĐH

    1.1.2. Tính tất yếu khách quan về vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp CNH

    1.1.3. Sự khác biệt giữa vai trò của nhà nước trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta với các nước TBCN


    1.2. Nội dung của vai trò Nhà nước đối với quá trình CNH, HĐH

    1.2.1. Định hướng chiến lược cho quá trình CNH, HĐH

    1.2.2. Tạo điều kiện ưu tiên để thúc đẩy CNH, HĐH

    1.2.3. Tổ chức đảm bảo thực hiện


    TRÍCH DẪN NỘI DUNG



    1.1. Tính tất yếu khách quan của vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta

    1.1.1. Quan niệm về CNH-HĐH

    + Quan niệm đơn giản nhất cho rằng CNH là quá trình đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước)các nhà máy, các loại công nghiệp. Đó là sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp. Còn nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phát triển chẳng qua chỉ là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp, chứ không phải là đối tượng trực tiếp của CNH.

    Hiểu như vậy tức là đơn giản hoá các thuộc tính bản chất của CNH, chưa xác định tính chất lịch sử mà giai đoạn CNH phải trải qua. Nó mới chỉ nêu được ý nghĩa khái quát quá trình phát triển công nghiệp của các nước CNH đi đầu ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Vì thế, ngày nay được sử dụng rất hạn chế.

    Trong thời kỳ CNH ở Liên xô(cũ), người ta lại nhấn mạnh cách hiểu này vào phát triển công nghiệp nặng. Cho rằng:"CNH là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy". Đúng là công nghiệp nặng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với CNH. Vả lại, cách hiểu này là phù hợp với hoàn cảnh Liên xô khi bước vào thời kỳ CNH(những năm 1930):nền kinh tế đã đạt được sự phát triển công nghệ ở trình độ nhất định, lại bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện, sự trợ giúp từ bên ngoài không có, trong khi đó yêu cầu phải xây dựng một nền sản xuất lớn hiện đại để phát triển CNXH cần thực hiện CNH với tốc độ nhanh, phải tập trung vào phát triển công nghiệp nặng, qua đó đảm bảo các nhu cầu trong nước. Trong giai đoạn này, đại công nghiệp cơ khí vẫn là trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Do vậy, khái niệm này chỉ đúng với giai đoạn lịch sử Liên xô lúc đó. Sẽ là sai lầm nếu hiểu CNH như vậy trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn lịch sử. Bởi vì CNH không chỉ đơn thuần là phát triển đại công nghiệp.

    + Quan niệm cuả Liên Xô(cũ) và các nước XHCN trước đây lại nhấn mạnh tính chất chính trị-xã hội của CNH. Theo Từ điển kinh tế chính trị do nhà xuất bản Tiến bộ Matxcova phát hành năm 1987, có hai kiểu CNH:CNH TBCNvà CNH XHCN.

    * CNH TBCN là "quá trình phát triển công nghiệp một các tự phát", "dẫn đến chỗ làm cho công nghiệp nặng chiếm ưu thế trong nền kinh tế, nền sản xuất cơ khí phát triển và được củng cố". CNH được thực hiện bằng cách bóc lột và cưỡng bức nhân dân lao động trong nước và nhân dân lao động ở các nước khác, trước hết là các nươc thuộc địa và phụ thuộc cũng như chiến tranh nhằm làm giàu cho bọn tư bản".

    * CNH XHCN là "quá trình xoá bỏ tình trạng lạc hậu về kinh tế của một nước và biến nước đó thành một nước công nghiệp bằng cách xây dựng một cách có kế hoạch nền đại công nghiệp XHCN, trước hết là công nghiệp nặng, đảm bảo sự thông trị của quan hệ sản xuất XHCN". CNH được thực hiện trên tinh thần tự lực, tự cường và được tiến hành vơí nhịp độ phát triển cao.

    Khái niệm này hướng vào phân biệt mục đích và phương tiện của CNH ở hai hệ thông chính trị - xã hội đối lập nhau. CNH ở hai hệ thống này không có mối liên hệ với nhau. Việc thu hút và sử dụng các nguồn lực dựa trên cơ sở lợi thế so sánh để thực hiện CNH ở các nước trong hai hệ thống này không được đặt ra. Tức là, các nước XHCN chỉ giớihạn nguồn lực để CNH cho mình trong khuôn khổ tự lập của hệ thống XHCN mà không có liên hệ gì với các nước tư bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...