Luận Văn Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia, buộc các nước phải thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế và vượt qua thách thức thì mới có thể phát triển nhanh nền kinh tế của quốc gia mình, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt nam) thì gia nhập tổ chức thương mại thế giới là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.
    Xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng đó của WTO đối với thương mại toàn cầu, việc gia nhập tổ chức này mang lại cho chúng ta những cơ hội to lớn như: tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi được những kỹ năng quản lý của nước ngoài. Mặt khác để tận dụng những cơ hội đó phải phát huy những lợi thế cao nhất của đất nước phục vụ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu:“ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh’’.
    Kể từ khi Đại hội Đảng lần VI(1986) nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu cho đến nay, nước ta luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 8%/ năm dẫn đầu trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu mà Đảng đề ra thì việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới như là con đường tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó, để làm được điều ấy Việt Nam cần phát huy những lợi thế của nước mình, tận dụng những nguồn lực bên ngoài. Từ đó Việt Nam sẽ rút ra được những giải pháp, tạo cho mình một hướng đi riêng để phát triển nền kinh tế nhằm chủ động bước vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới trên cơ sở nguồn lực và những lợi thế sẵn có của mình.
    Chính vì vậy,tôi chọn đề tài “Những lợi thế của Việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận văn tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    Kể từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới cho đến nay chúng ta đã chở thành viên chính thức của tổ chức này, đã có rất nhiều bài viết, bản tham luận của các tác giả trong và ngoài nước về những tác động của WTO đối với nền kinh tế của Việt Nam. Song phần lớn các bài viết đều đề cập đến một lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế. Một số đề tài có tính chất tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn này, chẳng hạn như: Đề tài “Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ” của nhà xuất bản lao động năm 2004 đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề về WTO tác động đến các ngành kinh tế, và đưa ra những giải pháp để tận dụng những lợi thế khi gia nhập WTO. Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi gia nhập WTO” của Nhà xuất bản lao động năm 2004 đã trình bày và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm WTO, chỉ ra những thời cơ và thách thức khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Do hạn chế về phạm vi, mục tiêu cũng như yêu cầu chuyên sâu, các đề tài trên chỉ xử lý ở góc độ này hay góc độ khác đối với những vấn đề liên quan đến Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Vì vậy, có thể nói chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về tất cả những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích những lợi thế của Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại WTO, đề tài rút ra những giải pháp để phát huy những lợi thế của kinh tế Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tổ chức thượng mại thế giới.
    - Tìm hiểu những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
    - Rút ra những giải pháp đối với Việt Nam nhằm pháp huy lợi thế khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận về tổ chức thương mại thế giới, đi sâu nghiên cứu những lợi thế của Việt Nam trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng nền kinh tế của Việt Nam dưới góc độ những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    - Khái quát chung về tổ chức thương mại thế giới, nêu ra sự cần thiết phải gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
    - Thu thập và xử lý (phân tích, tổng hợp) các thông tin, dữ liệu về những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, từ đó đưa ra nhưng giải pháp để Việt Nam phát huy những lợi thế đó.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, nội dung của luận văn gồm ba chương như sau:
    Chương I: Khái quát chung về tổ chức thương mại thế giới và lợi ích khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới
    Chương II. Những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới
    Chương III. Giải pháp nhằm phát huy lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

    Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Bùi Ngọc Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp, xây dựng từ phía người đọc để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...