Tài liệu Những lỗi doanh nghiệp thường gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG LỖI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH YÊU CẦU BẢO HỘ NHÃN HIỆU.


    TS. TRẦNVĂN HẢI – – Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
    1. Dẫn nhập
    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không những phải quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn phải quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ, quảng bá để nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
    Thương hiệu là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, nhưng có thể nói thương hiệu của một doanh nghiệp được hình thành bởi nhiều thành tố thuộc tài sản vô hình, như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, uy tín của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp Trong các thành tố vừa nêu thì nhãn hiệu là thành tố quan trọng nhất, nó là các dấu hiệu tác động trực tiếp đến giác quan của người tiêu dùng, như nhìn thấy (cấu trúc từ ngữ, màu sắc, hình khối của nhãn hiệu), nghe thấy (cách phát âm nhãn hiệu), liên tưởng đến (ý nghĩa của nhãn hiệu, ví dụ: hoa hướng dương – sunflower, ánh dương – sunlight ).
    Nhãn hiệu đối với doanh nghiệp quan trọng như vậy, nhưng rất tiếc đa số doanh nghiệp lại thường mắc các lỗi dẫn đến đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối, hậu quả là những doanh nghiệp này mất cơ hội kinh doanh, tốn phí thời gian chờ đợi vô ích và sau nữa tốn kém về kinh phí.
    Bài viết này sử dụng các tài liệu do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) quản lý về việc đăng ký nhãn hiệu, thẩm định hình thức, thẩm định nội dung, cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc ra thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu đồng thời chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu có liên quan đến các doanh nghiệp Nghệ An, với mục đích giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nghệ An nói riêng nhận biết các lỗi đã gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, qua đó tránh các lỗi này để nâng cao khả năng được sở hữu hợp pháp nhãn hiệu của riêng mình nhằm tạo những lợi thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
    Để thống nhất cách hiểu thuật ngữ, chúng tôi dẫn định nghĩa của Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
    2. Các lỗi thường gặp
    2.1. Thực hiện “Quy trình ngược”
    Đây là lỗi hay gặp nhất, các doanh nghiệp thường làm theo “quy trình ngược” với các bước:
    - Sản xuất, thực hiện dịch vụ;
    - Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (do doanh nghiệp tự đặt) ra thị trường; được người tiêu dùng chấp nhận;
    - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
    Sau đó là hy vọng được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hy vọng là quyền của doanh nghiệp, còn việc có cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hay không thì lại là việc khác. Trong đa số trường hợp, Cục SHTT đã từ chối bảo hộ, tình trạng này dẫn đến ngoài việc mất cơ hội kinh doanh (thời gian từ lúc nộp đơn yêu cầu bảo hộ đến lúc từ chối bảo hộ có thể đến 18 tháng), thì rất có thể doanh nghiệp còn bị doanh nghiệp khác khiếu nại, kiện tụng làm mất uy tín trong kinh doanh, tốn kém kinh phí (do có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp khác).
    Lẽ ra, trước khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp nên khảo sát đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước với điều kiện phải tránh các lỗi sẽ đề cập dưới đây.
    2.2. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
    Trong bài Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại[2], Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nghệ An đã nhấn mạnh việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại rất khác nhau: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
    Lưu ý 1: các doanh nghiệp tuyệt đối không bao giờ mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu, nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải lỗi này, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn (ví dụ Vinakansai), các tổng công ty lớn (ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Vinafood I) tất nhiên trong số này cũng có các doanh nghiệp Nghệ An.
    Lưu ý 2: trên phạm vi cả nước có thể có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực mà lại mang tên thương mại tương tự nhau, nhưng chỉ duy nhấtmột doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu. Ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) có tên tương tự với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), nhưng chỉ có Tổng Công ty Lương thực miền Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu Vinafood II, còn Tổng Công ty Lương thực miền Bắc “đành phải” là chủ sở hữu nhãn hiệu VNF1.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...